Ma trận, đề cương ôn tập môn Ngữ văn 12-Học kì 1,năm 2018-2019

Thành viên: Bùi Thị Thi Thơ  |   Bài viết: 63 |  Thứ bảy - 01/12/2018 18:42
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
TỔ VĂN
   MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
    Môn Ngữ văn 12: 2018-2019

 
 
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
 Kiểm tra việc nắm vững các kiến thức và kĩ năng đã học của cả ba phần Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 12, chủ yếu ở học kỳ I.
 2. Kĩ năng
- Biết đọc - hiểu một văn bản ngoài SGK.
- Viết được một bài văn nghị luận văn học
 3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
- Biết yêu mến và quý trọng giá trị của nên văn học nước nhà.
àNăng lực : Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học, năng lực sáng tạo của học sinh.
II. HÌNH THỨC
  1. Hình thức :    Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút.
  1. Cách thức kiểm tra: Kiểm tra tập trung.
III. MA TRẬN
 
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
Văn bản ngoài SGK, dung lượng 50 - 300 chữ
 
Nhận diện được phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ của văn bản Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong một câu cụ thể
 
  Viết đoạn văn nghị luận với nội dung được gợi ý từ phần Đọc- hiểu  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
1,0
10 %
  1
1,5
15 %
3
3,0
30%
 
II.Làm văn
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ giai đoạn 1945-1975
 
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, mở bài có giới thiệu tác giả, tác phẩm; kết bài biết khái quát vấn đề .    
Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng   Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng  từ, đặt câu Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Biết so sánh, liên hệ với các tác giả cùng thời đại, thấy được phong cách nghệ thuật tác giả.
   
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
1,0
10%
 
1,0
10%
 
4.0
40%
 
1.0
10%
1
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
 
1,5
15%
 
2,0
20%
 
4,0
40 %
 
2,5
25 %
4
10
100%
                       
 
 
 
 
 
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NĂM HỌC 2018– 2019
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức Kiểm tra việc nắm vững các kiến thức và kĩ năng đã học trong cả ba phần Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trong chương trình Ngữ văn 12 ở học kì I
 2. Kĩ năng
 - Biết đọc hiểu một văn bản ngoài Sách giáo khoa
- Viết được một bài văn nghị luận văn học
 II. Nội dung ôn tập
1. Tiếng Việt
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
2. Làm văn
 - Các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận
3. Đọc văn
 - Tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng)
- Tác phẩm: Việt Bắc (Tố Hữu)
 - Tác phẩm: Sóng (Xuân Quỳnh)
 III. Kiểm tra đánh giá
1. Hình thức : Tự luận – Thời gian : 90 phút
2. Cách thức kiểm tra: tập trung
3. Cấu trúc đề thi: 2 phần:
 - Phần: Đọc - hiểu: 3.0 điểm
 - Phần: Làm văn: 7,0 điểm
I.Phần đọc- hiểu: (3.0 điểm)
  • Văn bản đọc - hiểu được lấy từ ngoài sách giáo khoa
  • Đề gồm 3 câu, trong đó:
+ Một câu nhận biết 0.5 điểm: kiểm tra các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
+ Một câu thông hiểu 1.0 điểm: chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong một câu cụ thể
+ Một câu vận dụng 1.5 điểm: Viết đoạn văn nghị luận được gợi ý từ phần đọc hiểu.
II.Phần làm văn: ( 7.0 điểm)
 
  1. Tây Tiến ( Quang Dũng)
- Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
- Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
- Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng trong bài thơ
2. Việt Bắc (Tố Hữu)
- Làm rõ Việt Bắc là khúc tình ca nhưng đồng thời cũng là khúc hùng ca cách mạng
- Tính dân tộc được thể hiện trong đoạn trích
- Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên tứ bình trong đoạn trích
3. Đất nước (Trích Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
- Cái nhìn mới mẻ và sâu sắc về Đất Nước qua đoạn trích
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân
- Việc sử dụng chất liệu văn học dân gian linh hoạt và sáng tạo qua đoạn trích
      4.Sóng (Xuân Quỳnh)
- Sự tương đồng giữa sóng và em
- Qua hình tượng sóng cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu
Lưu ý: Nghị luận văn học về một đoạn thơ (trích từ một trong bốn văn bản trên).
 

Nguồn tin: TỔ NGỮ VĂN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây