ĐỀ MINH HỌA KÌ THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN 2018

Thành viên: Bùi Thị Thi Thơ  |   Bài viết: 63 |  Thứ ba - 20/03/2018 14:57
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP       KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
 
 
 
 
      ĐỀ THI THAM KHẢO                                            Bài thi: NGỮ VĂN.
                                                              Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
         Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
                                                                    Hỏi
Tôi hỏi đất:
Đất sống với đất như thế nào?
Chúng tôi luôn tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
Nước sống với nước như thế nào?
Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ:
Cỏ sống với nhau như thế nào?
Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
                                                                  (Hữu Thỉnh, Dẫn theo '' Thư mùa đông" – NXB Hội nhà văn,  1994)
Câu 1. Nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ mà Hữu Thỉnh đă lựa cho bài thơ trên?
Câu 2. Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ" tôn cao", làm đầy",' đan vào', ' làm nên'' cùng có chung nét nghĩa nào ?                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài?
Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ trên?                                                                
 II. Làm văn( 7.0 điểm)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 
Câu 1 (2,0 điểm)
        Hãy viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong bài thơ ở phần đọc hiểu: " người sống với người như thế nào"?
Câu 2 (5,0 điểm)
Dít và Chiến là những hình tượng đẹp trong hai tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành và "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi.
      Anh, chị hãy so sánh để làm rõ những phám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà văn trong sự thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.

 
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
   - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
   - Diễn đạt rõ ý, không mắc các lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1:
Thể thơ mà Hữu Thỉnh đã lựa chọn cho bài thơ trên là thể thơ tự do. Chọn thể thơ không bị chi phối bởi một luật thơ nào, các câu thơ linh hoạt,tự do về vần điệu... nhà thơ có thể thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của mình một cách tự nhiên.
         - Điểm 0.75: Nêu đúng  ý trên.
         - Điểm 0.5: Nêu được  ý hoặc đề cập được  ý nhưng trình bày không rõ ràng, mơ hồ.
         - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2:
       Ở ba khổ thơ đầu, các từ ngữ:" tôn cao", 'làm đầy","đan vào","làm nên" cùng có chung nét nghĩa là: bổ khuyết,khỏa lấp, gắn bó, đoàn kết để tạo nên sức mạnh, tạo nên thành quả.
       - Điểm 0.75: Nêu đúng  ý trên.
      - Điểm 0.5: Nêu được ý hoặc đề cập được ý nhưng trình bày không rõ ràng, mơ hồ.
      - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3.
Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối là: Tác giả sử dụng phép lặp cấu trúc câu hỏi tu tù. Qua hình thức nghệ thuật này, tác giả nhắc nhở con người tự nhận thức lại, nhìn lại mình để có cách " sống với nhau" cho phù hợp với tinh thần của 'đất','nước' và 'cỏ'.
         - Điểm 0.75: Nêu đúng ý trên.
         - Điểm 0.5: Nêu được  ý hoặc đề cập được  ý nhưng trình bày không rõ ràng, mơ hồ.
         - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3.  Phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là: tự sự, biểu cảm.
II. Làm văn( 7.0 điểm)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 
Câu 1 (2,0 điểm)
 a . Yêu cầu về kĩ năng:
    - Thí sinh biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội dạng đề mở.
    - Thí sinh có thể lựa chọn các phương thức biểu đạt khác nhau, vận dụng tốt các thao tác lập luận, miễn là hợp lí và thuyết phục.
    - Không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.
    - Khuyến khích mhững bài viết sáng tạo.
 b . Yêu cầu về kiến thức:
       Có thể trình bày theo nhiều cách, và đánh giá khác nhau miễn là có lí, sau đây là một phương án thí sinh có thể lựa chọn để người chấm tham khảo (sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận, thao tác lập luận chủ yếu là bình luận):
     b.1. Giải thích:
         - 'Hỏi' là biểu hiện của những băn khoăn, của mong muốn tìm hiểu,khám phá và lý giải song đồng thời cũng là cách nêu vấn đề để đánh thức khả năng nhận thức, tư duy của đối tượng giao tiếp.
         - 'đất,nước, cỏ' là những vật thể vô tri thuộc về thế giới tự nhiên- sự tồn tại và quan hệ giữa chúng rất hồn nhiên, tự nhiên. Song bước vào thế giới của nghệ thuật, nó trỏ thành những ẩn dụ, thành phương tiện nghệ thuật để chở tải suy nghĩ, tình cảm, quan niệm của người nghệ sĩ về thế gới của con người và những vấn đề thuộc về thế giới ấy..
         - Đặc điểm tồn tại của đất, của nước, của cỏ được lọc qua cái nhìn tư duy con người trở thành một bài học về lối sống cho con người.
      b.2. Bình luận:
          *. Con người cần ủng hộ, giúp đỡ, trân trọng nhau để giúp nhau tiến bộ: Mỗi cá nhân khi bước vào cuộc sống đều có thể gặp những khó khăn, vướng mắc hoăc sai lầm, vấp ngã. Nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ của người khác sẽ rất khó để tự khẳng định mình.
         *. Con người cần bù đắp, bổ sung cho nhau để trở nên hoàn thiện:
             - Cuộc sống luôn đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi, thử thách buộc con người phải đáp ứng, phải vượt qua song mỗi con người luôn phải đối mặt với những giới hạn về khả năng của bản thân mình. Với những giới hạn đó, con người  sẽ gặp phải những khó khăn khi sống cuộc sống của mình.
             - Trong thực tế, không có con người hoàn toàn tốt,xấu- mạnh hay yếu, thông minh hoặc ngu dốt... Ai cũng có những thế mạnh và điểm yếu của riêng mình mà nếu thế mạnh được phát huy, điểm yếu được  hạn chế con người sẽ có thêm sức mạnh và lòng tin để sống tốt hơn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               
b.3. Bài học nhận thức và hành động:
        - Luôn sống tốt và sống gắn bó với mọi người, ta sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc chân chính.
 Cách cho điểm:
   Điểm 2: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về trên; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
   Điểm 1.5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức; có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
   Điểm 1.0: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
   Điểm 0.5: Chưa hiểu kĩ đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
   Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
Câu III (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
    - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
    - Vận dụng tốt các thao tác lập luận
    - Không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.
    - Khuyến khích mhững bài viết sáng tạo.
 b. Yêu cầu về kiến thức:
             Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về các tác giả Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi và hai tác phẩm: Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, đặc biệt là hai nữ nhân vật Dít và Chiến, từ đó thí sinh biết so sánh để làm rõ những phám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà văn trong sự thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
    - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
b. 1/ Giới thiệu hai tác giả và hai tác phẩm nói trên.
b.2/ Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật:
      *  Vẻ đẹp nhân vật Dít (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành): hội tụ được nhiều vẻ đẹp của người con gái Tây nguyên. Đó là vẻ đẹp cương nghị, rắn rỏi của một cô gái từng trải trong đau thương mất mát. Đặc biệt là vẻ đẹp của tính cách: dũng cảm, gan dạ trong chiến đấu, chín chắn, nguyên tắc, … trong lãnh đạo. Ngoài ra, ở Dít còn toát lên một vẻ đẹp đầy nữ tính: sống nội tâm, lặng lẽ, kín đáo nhưng rất giàu tình cảm.
=>    Dít là người phụ nữ anh hùng, trưởng thành trong đấu tranh, trong mất mát, đau thương. Dít tiêu biểu cho người phụ nữ Tây Nguyên thời đại mới - thời đại tiến công cách mạng.
       * Vẻ đẹp nhân vật Chiến (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi): người con gái anh hùng với vẻ đẹp đời thường. Ngoại hình của Chiến không nhỏ nhắn, xinh xắn với sống mũi thẳng như Dít nhưng nó lại mang vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, chịu đựng và chiến thắng, với hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, ... Nhất là vẻ đẹp tính cách: dũng cảm can trường trong chiến đấu, đảm đang tháo vát và chu tất trong công việc gia đình. Chiến còn là một thiếu nữ, tính khí đôi lúc cũng rất trẻ con, song ở cô có cái duyên dáng của một người con gái mà mất mát đau thương không làm chai sạn tâm hồn giàu nữ tính
=> Chiến là hình ảnh sinh động cho người con gái VN trong cuộc sống đời thường những năm chống Mĩ: trẻ trung duyên dáng, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng, dũng cảm. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và cũng là của cả dân tộc.
b.3 Tương đồng :
 - Mang vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ VN, giàu tình yêu thương
- Đều là những phụ nữ mang phẩm chất anh hùng được trưởng thành từ trong đau thương.
 - Là hình ảnh tiếp nối và kế tục truyền thống.
 - Được xây dựng với bút pháp sử thi, đại diện cho cả một thế hệ trong chiến tranh.
b.4 Khác biệt
- Rừng xà nu: Nhân vật được khắc hoạ gắn liền với hình tượng rừng xà nu nối tiếp nhau. Nhà văn Nguyễn Trung Thành xây dựng nhân vật Dít nhằm khẳng định tình yêu tự do, sức sống quật cường của con người Tây Nguyên và chân lí thời đại.
- Những đứa con trong gia đình: Gắn liền với dòng sông truyền thống và phẩm chất tính cách bộc trực thẳng thắn của người con Nam Bộ. Nhà văn Nguyễn Thi xây dựng nhân vật Chiến nhằm khẳng định: truyền thống gia đình và tình cảm với cách mạng là cội nguồn của sức mạnh giúp con người vượt qua đau thương, làm nên chiến thắng.
Cách cho điểm:
   Điểm 5 Đáp ứng tất cả các yêu cầu về trên; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
   Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức; có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
   Điểm 3: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức; mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
   Điểm 1-2: Chưa hiểu kĩ đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
   Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
 

Nguồn tin: GV: Đặng Thị Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây