Chủ đề dạy học HK II môn lịch sử - "Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm"

Thành viên: NGUYỄN HOÀNG THU  |   Bài viết: 40 |  Thứ sáu - 30/03/2018 14:44
CHỦ ĐỀ:
NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN, KHỞI NGHĨA LỚN TRONG THỜI KỲ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT
NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVIII – LỚP 10 (HKII)

(THỜI LƯỢNG 3 TIẾT – TIẾT PPCT:29,30,31)
 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
  • Nêu được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
  • So sánh được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
  • Nhận xét được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử
- Kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, nhân xét các sự kiện lịch sử
3. Thái độ:
- Biết được âm mưu, bản chất xâm lược của kẻ thù.
- Biết tôn trọng, tri ân các vị anh hùng đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập của dân tộc.
- Nhận thức được vai trò của nhân dân trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
- So sánh, phân tích sự giống và khác nhau giữa các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
- Vận dụng những kiến thực lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: Biết cách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc gắn với địa phương.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN:
 
Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1.Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
 
Trình bày được những nét khái quát về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống Tống Hiểu được vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động mở cuộc tập kích lên đất Tống Phân tích được ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà Nhận xét được cách kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Tống thời thời Lý
2.Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII
 
Trình bày được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
 
Hiểu được tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước. Lập được bảng hệ thống về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII về các nội dung: thời gian, những thắng lợi tiêu biểu, người chỉ huy. Rút ra được bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
3.Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
 
Trình bày được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của  khởi nghĩa Lam Sơn
 
Lý giải được tinh thần đoàn kết của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần Bàihọc về cách kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được vận dụng như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV  kỉ X - XV.
4.Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
 
Trình bày được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, quân Thanh xâm lược Hiểu được công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và Quang Trung trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc. Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang trung hai cuộc  kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.
Định hướng năng lực được hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
- So sánh, phân tích sự giống và khác nhau giữa các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc.
- Vận dụng những kiến thực lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: Biết cách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc gắn với địa phương.
 
III.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC:
1. Câu hỏi mức độ nhận biết.
Câu 1. Nêu khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý?
Trả lời
  1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
* Diễn biến
- Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng mất, người nối ngôi là Đinh Toản còn nhỏ, đã mang quân sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó, thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh suy tôn lên làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.
* Kết quả, ý nghĩa: nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc, quân Tống phải rút quân. Đất nước độc lập.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
* Diễn biến
- Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt: nhà Tống đứng trước những khó khăn vào những năm 70 của thế kỉ XI. Trong nước, nông dân nổi dậy, phía Bắc các nước Liêu, Hạ uy hiếp. Theo lời khuyên của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở 1 số nơi giáp Đại Việt, chuẩn bị xâm lược.
- Trước tình hình đó, vua Lý giao cho Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình với lực lượng dân binh của tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
- Năm 1077, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt nhân dân ta đánh bại quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu).
* Kết quả, ý nghĩa
- Quân xâm lược Tống bị đánh tan, nền độc lập của nước ta được giữ vững
Câu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thời Trần?
Trả lời:
* Diễn biến
- Thế kỉ  XIII, đế quốc Mông Cổ hình thành và phát triển, vó ngựa của chúng ssax giày xéo từ Đông sang Tây, từ Âu sang  Á. Nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1258, 1285 và 1287 – 1288).
- Các vua Trần cùng các tướng lĩnh và đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc.
* Kết quả, ý nghĩa
- Cả 3 lần quân Mông Nguyên đều bị nhân dân ta đánh bại bằng các chiến thắng : Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng 1288.
- Đây là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 3. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 – 1427?
Trả lời:
* Diễn biến
- Năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của quân dân ta đã gây cho địch nhiều khó khăn. Nhưng do sự chênh lệch về lực lượng, cuộc kháng chiến tất bại, nhân dân ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở thế kỷ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 và được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.
*Kết quả, ý nghĩa
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi, đất nước được giải phóng, nhà Hậu Lê được thành lập vào năm 1428, mở đầu cho thời kỳ mới của lịch sử dân tộc.
Câu 4. Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh cuối thế kỉ XVIII?
Trả lời:
* Cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785)
 - Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã chạy sang cầu cứu vua Xiêm. Vua Xiêm sai 5 vạn quân thủy, bộ sang xâm lược nước ta.
- Đầu năm 1785, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
* Kháng chiến chống quân Thanh (1789)
- Sau khi chính quyền vua Lê, chúa Trịnh bị lật đổ, Lê Chiêu Thống cùng một số cận thần bỏ chạy lên phía Bắc và sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh liền sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
- Được tin Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc. Chỉ trong vòng 5 ngày (từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân đến mồng 5 tết Kỷ Dậu) với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược và tiến vào Thăng Long.Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa còn vang mãi về sau.
 
2. Gợi ý trả lời câu hỏi mức độ hiểu:
Câu 1. Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động mở cuộc tập kích lên đất Tống?
Trả lời
- So với lần trước lần này nhà Tống quyết tâm phục thù và có sự chuẩn bị tích cực cho cuộc xâm lược.
- Chủ trương của nhà Lý: kế tiên phát chế nhân Tấn công sang đất Tống: thái úy Lý Thường Kiệt quyết định tấn công trước để đẩy giặc vào thế bị động giành lấy chủ động của cuộc kháng chiến. Ông nói “ ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc.” đây là hiện tượng “ độc nhất vô nhị ”
- Tháng 10 năm 1075 quân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt và Tông Đán, quân Đại Việt bắt đầu vượt biên giới phía Bắc. Sau 42 ngày đêm chiến đấu mưu trí, dũng cảm, quyết liệt, quân đội Đại Việt đã toàn thắng, Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu bị san bằng, tiềm lực xâm lược của nhà Tống trước đó đã bị đập tan. Mục đích của cuộc tấn công này là để tự vệ tích cực. Bằng cuộc tiến công táo bạo đó quân của Lý Thường Kiệt  đã phá hủy tan tành những căn cứ quân sự và hậu cần của nhà Tống đẩy kẻ thù váo thế bị đánh, tể tướng Vương An Thạch bị mất chức. Mặt khác khích lệ tinh thần quân ta, tạo điều kiện thuận lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng sang xâm lược.
Câu 2. Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?
Trả lời
- Chống giặc giữ nước chính là bảo vệ cuộc sống của nhân dân
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước không chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Nhà Trần có chính sách đại đoàn kết dân tộc tốt: Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diên Hồng… nên đã được nhân dân tin tưởng và ủng hộ
Câu 3. Tinh thần đoàn kết của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Ngay từ đầu khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ, phát triển và thắng lợi là do sự vùng lên, sự tham gia tự giác của nhân dân.
- Bộ chỉ huy khởi nghĩa đã tập hợp được các anh hùng hào kiệt xuất thân từ các thành phần xã hội khác nhau, người miền xuôi có, miền ngược có… là hình ảnh thu nhỏ của khối đại đoàn kết toàn lúc bấy giờ.Hội thề Lũng Nhai (1416) đã quy tụ đuợc 19 bậc anh hùng hào kiệt khắp mọi miền đất nuớc.Bên cạnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi, còn có rất nhiều tuớng lĩnh như Trần Nguyên Hãn, Lê Lai, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Đinh Lễ…
- Buổi đầu lực luợng nghĩa quân còn non yếu nhưng nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, lực luợng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.
- Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đất Lam Sơn, lực lượng nghĩa quân mới chỉ có khoảng 2000 người. Khi nghĩa quân tiến vào Nghệ An, đã có hơn 5000 thanh niên gia nhập và vào đến Tân Bình đã có hơn 2 vạn thanh niên tham gia…
- Tinh thần đoàn kết tòan dân còn thể hiện ở sự tham gia góp sức của đông đảo các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc, ai cũng đoàn kết đánh giặc, tham gia các lực lượng vũ trang, tự vũ trang, tiếp tế lương thảo, từ bà hàng nuớc họ Lương dùng mưu giết chế nhiều toán giặc đến cô hát ả đào tên Huệ dùng lời ca tiếng hát và mưu trí của mình để giết giặc….
- Khởi nghĩa Lam Sơn trở thành trung tâm quy tụ các cuộc khởi nghĩa địa phương, kết hợp sức mạnh tiến công của nghĩa quân với hành động nổi dậy của nhân dân. Nguyễn Chích đã đem toàn bộ lực lượng gia nhập cuộc khởi nghĩa.
- Nhờ tinh thần đoàn kết tòan dân mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lúc đầu từ một “đốm lửa nhỏ” ở núi rừng Thanh Hóa phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc:
+ Từ 1418 – 1432: là thời kỳ khó khăn, 3 lần nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh để tiếp tục chiến đấu gian khổ, hy sinh … nhưng đuợc nhân dân hưởng ứng nên nghĩa quân đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo để tiếp tục phát triển.
+ Trong gian khổ đã có nhiều gương hy sinh dũng cảm, điển hình là Lê Lai “liều mình cứu chúa”
Câu 4. Vì sao nói phong trào Tây Sơn có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc?
Trả lời
- Phong trào Tây Sơn đã đánh tan 5 vạn quân Xiêm (1//1785) và 29 vạn quân Thanh xâm lược (1789)…
-  Phong trào Tây Sơn đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.
 
3. Câu hỏi mức độ vận dụng thấp
Câu 1. Phân tích ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Theo Lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học xã hội, H. 1971)
          Trả lời
- Khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- Bài thơ Nam quốc sơn hà đã khích lệ tinh thần của quân ta, quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập.
- Có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta…
Câu 2. Lập bảng hệ thống về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII về các nội dung: thời gian, thắng lợi tiêu biểu, người chỉ huy.
Trả lời
Thời gian Thắng lợi tiêu biểu Người chỉ huy
1258 Đông Bộ Đầu Vua Trần Thái Tông
1285 Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo
1287 – 1288 Vân Đồn, Bạch Đằng… Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư
 
Câu 3. So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần.
Trả lời:
 
Nội dung so sánh Khởi nghĩa Lam Sơn Các cuộc kháng chiến thời Lý-Trần
Hoàn cảnh lịch sử và tổ chức kháng chiến Đầu thế kỉ XV quân Minh chiếm nước ta và thiết lập chính quyền đô hộ. Chính quyền độc lạp tự chủ đã mất nên khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ phải diễn ra trong đk bí mậtkhông có danh nghĩa chính thức để tập hợp nhân dân. Khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng phát triển thành cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc Nhà Lý và nhà Trần thiết lập nên chính quyền nhà nước độc lập tự chủnên việc tổ chức kháng chiến có điều kiện thuận lợi dễ thực hiện việc đoàn kết dân tộc và công khai tiến hành kế sách đánh giặc. Đây lá cuộc kahngs chiên bảo vệ nền độc lập dân tộc
Cách thức tiến hành Lúc đầu bị động, giai đoạn sau mới giành được thế chủ động
Có căn cú địa và phát triển từ một cuộc khởi nghĩa ở địa phương thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Ta chủ động tiến hành kháng chiến buộc kẻ thù phải đánh theo cách đánh của ta.
Chủ động tấn công: kế tiên phát chế nhân.
Chủ động rút lui phòng ngự
Chủ động kết thúc chiến tranh
Không có căn cứ địa
Cách kết thúc chiến tranh Chủ động giảng hòa mở hội thề Đông Quan, giữ được mối quan hệ hòa hiếu với nhà Minh. Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh
 
 
Câu 4. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)
Trả lời:
- Từ phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột, cường quyền, phong trào Tây Sơn phát triển thành một phong trào dân tộc rộng lớn, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đập tan các thế lực phong kiến Lê – Trịnh - Nguyễn, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước sau này và đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Sự lãnh đạo tài giỏi của Quang Trung – Nguyễn Huệ với cách đánh thần tốc, táo bạo, dũng mãnh, kiên quyết, áp đảo.
 
4. Câu hỏi mức độ vận dụng cao
Câu 1. Nhận xét cách kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
Trả lời
 Nghệ thuật kết thúc chiến tranh:
- Bị các cuộc phản công của ta đánh bại, toàn bộ tuyến phòng thủ của địch ở bờ bắc sông Như Nguyệt rơi vào tình trạng hoang mang rệu rã “tiến thoái lưỡng nan”: tiến công thì không đủ sức, đóng quân lại thì có nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, rút lui thì sợ mất thể diện của “thiên triều”. Nắm chắc tình hình đó, LTK chủ động đưa đề nghị giảng hòa, thực chất là mở lối thoát cho quân Tống, sớm kết thúc chiến tranh
- Mục đích: “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”.
- Tác dụng:
+ Hạn chế tối đa sự tổn hại về sức người, sức của
+ Thiện chí hòa bình, tính nhân văn của dân tộc ta
+ Giữ thể diện cho nước lớn, tạo điều kiện để ta thực hiện quan hệ bang giao với nhà Lý trên cơ sở hòa bình, tránh được nguy cơ nhà Tống xâm lược trở lại.
+ Thông qua cầu hòa để mở ra thời kì thái bình, “tắt muôn đời chiến tranh”
Câu 2. Rút ra bài học kinh nghiệm của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII
Trả lời:
- Huy động sức mạnh toàn dân.
- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân
 
Câu 3.Bàihọc về cách kết thúc chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được vận dụng như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỉ XV ?
Trả lời
- Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường kiệt: Thông qua trận quyết chiến chiến lược để đập tan dã tâm của kẻ thù và thông qua con đường đấu tranh ngoại giao. Đây là kiểu kết thúc chiến tranh phù hợp với điều kiện một quốc gia nhỏ để tránh chạm vào tư tưởng báo thù của nước lớn.
- Kế thừa và phát triển trong khởi nghĩa Lam Sơn: thế kỉ XV sau khi giành thắng lợi ở trận quyết chiến chiến lược đó là trận Chi Lăng - Xương Giang kế thừa kinh nghiệm của cha ông Lê Lợi đã tổ chức Hội thề Đông Quan vào tháng 12/1947. Vương Thông cam kết rút hết quân về nước và hẹn ngày rút quân.
- Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, bằng những thắng lợi oanh liệt đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc chúng cam kết rút quân về nước, từ bỏ dã tâm xâm lược và chiếm đóng nước ta. Sau hội thề Đông Quan, ta sửa sang đường sá, cung cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thực để quân Minh rút quân an toàn.
Câu 4. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII.
Trả lời
- Ông là người tổ chức và thực hiện thắng lợi những trận chiến đấu gay go, ác liệt trong những chiến dịch quy mô lớn, đưa nghệ thuật quân sự nước ta lên đỉnh cao với cách đánh thần tốc, táo bạo, dũng mãnh, kiên quyết, áp đảo.
- Là người có đóng góp quan trọng trong việc đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
 
 
 
 
IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
 
Nội dung Hình thức tổ chức PP/KT tài liệu dạy học Thời lượng/ tiết PPCT Dự kiến sản phẩm
1.Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
 
-Hình thức học tập: dạy trên lớp
-Hình thức hoạt động của HS: cá nhân
 
 
-Tư liệu dạy học
- Sử dụng câu hỏi số 1 (NB), 1 (TH), 1 (VDT), 1 (VDC)
3 tiết
(Tiết PPCT: 29,30,31)
Qua khai thác kênh hình cùng nội dung SGK, HS tìm hiểu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc kháng chiến chống Tống
2.Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII
 
-Hình thức học tập: dạy trên lớp
-Hình thức hoạt động của HS: nhóm, cặp đôi, cá nhân
- Tư liệu dạy học
- Sử dụng câu hỏi số 2 (NB), 2 (TH), 2 (VDT), 2 (VDC)
Qua khai thác kênh hình cùng nội dung SGK, HS tìm hiểu được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
3.Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
 
-Hình thức học tập: dạy trên lớp
-Hình thức hoạt động của HS: nhóm, cặp đôi, cá nhân
- Tư liệu dạy học
- Phiếu học tập
- Bảng hệ thống kiến thức
- Sử dụng câu hỏi số 3 (NB), 3 (TH), 3 (VDT), 3 (VDC)
HS dựa vào nội dung SGK có thể hoàn thành yêu cầu của phiếu học tập
4.Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII
 
-Hình thức học tập: dạy trên lớp
-Hình thức hoạt động của HS: cặp đôi, cá nhân
- Phiếu học tập
- Bảng hệ thống kiến thức
- Sử dụng câu hỏi số 4 (NB), 4 (TH), 4 (VDT), 4 (VDC)
-HS hoàn thành được phiếu học tập
- HS bằng hiểu biết của mình có thể thống kê, so sánh các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa diễn ra từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.
 
V.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Hoạt động khởi động
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS trình bày được tên các triều đại phong kiến VN trong thời kỳ độc lập tự chủ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII.
+ HS trình bày tên các vị anh hùng dân tộc dưới các triều đại phong kiến VN thời kỳ độc lập tự chủ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII? Trình bày hiểu biết của em về 1 vị anh hùng dân tộc?
- Cách thức thực hiện:
+ Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 1 phút, sau đó báo cáo kết quả (3 phút).
+ GV dẫn dắt HS tìm hiểu về kiến thức chủ đề
 Trong những thế kỉ xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân ta vẫn phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm. Với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng nhân dân Đại Việt đã làm nên biết bao những chiến thắng huy hoàng giữ vững nền độc lập của dân tộc. Vậy, các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc đã diễn ra như thế nào chúng ta cùng theo dõi chuyên đề sau đây để tìm hiểu những nét cơ bản nhất và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đó. Đồng thời, rút ra những nhận xét, đánh giá và vận dụng vào thực tiễn xây dụng và bảo vệ đất nước hiện nay.
*Hoạt độnghình thành kiến thức:
I/ Tìm hiểu về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
*Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981).
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc với SGK ( đọc thông tin) để trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định.
+ HS trình bày được kết quả thực hiện
-Cách thức thực hiện
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu lịch sử, quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
          1.Vì sao diễn ra cuộc kháng chiến chống Tống.
          2.Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống.
     3. Đánh giá về cuộc kháng chiến chống Tống.
     4. Nếu là người sống trong giai đoạn lịch sử đó em có tham gia vào cuộc kháng chiến đó không? Vì sao?
- HS thảo luận, làm việc cá nhân và báo cáo kết quả làm việc với GV.
- Gv hướng dẫn HS chốt ý:
Nguyên nhân:
 Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng mất, người nối ngôi là Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, đã mang quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh suy tôn làm vua, lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Diễn biến:
Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc, quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập.
Đánh giá:
Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh dũng, đã bắt được nhiều tướng giặc, quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập.
*Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 - 1077).
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc với SGK ( đọc thông tin) kết hợp với quan sát lược đồ  để trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định.
+ HS trình bày được kết quả thực hiện
-Cách thức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu tư liệu lịch sử, quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao diễn ra cuộc kháng chiến chống Tống lần 2.
2. Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống.
3. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.
- HS thảo luận, làm việc cá nhân và báo cáo kết quả làm việc với GV.
- Gv hướng dẫn HS chốt ý:
Nguyên nhân
Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt : vào những năm 70 của thế kỉ XI, nhà Tống đang gặp những khó khăn. Trong nước, nông dân nổi dậy đấu tranh, phía Bắc hai nước Liêu và Hạ uy hiếp. Theo lời khuyên của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số nơi giáp với Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lược.
Diễn biến:
- Trước tình hình đó, vua Lý giao cho Thái uý Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
- Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân ta xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu) và đánh tan quân xâm lược. Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
Ý nghĩa:
trannhu-nguyet[1]Quân xâm lược Tống bị đánh tan. Nền độc lập của nước ta được giữ vững.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  nqsh10[1]
  
 
 
 
 
 
 
 

II. Tìm hiểu về  cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc với SGK ( đọc thông tin) để trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định.
+ HS trình bày được kết quả thực hiện
-Cách thức thực hiện:
Nhiệm vụ :
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc kháng chiến.
- Chia lớp thành 4 nhóm: Nghiên cứu tư liệu lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, trao đổi thảo luận trong nhóm để làm rõ những vấn đề sau:
1. Vì sao diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
2. Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
3. Đánh giá về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- HS thảo luận, làm việc nhóm và báo cáo kết quả làm việc với GV.
- Gv hướng dẫn HS chốt ý:
Nguyên nhân:
- Thế kỉ XIII, đế quốc Mông Cổ hình thành và phát triển, vó ngựa của chúng đã giày xéo từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á và tiến hành xâm lược Đại Việt.
Diễn biến:
- Nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (1258, 1285 và 1287 - 1288).
- Các vua Trần cùng các tướng lĩnh và đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh giặc.
- Cả 3 lần quân Mông - Nguyên đều thất bại. Với các chiến thắng : Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Đây là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Đánh giá:
-Đây là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
 
Chiến thuyền quân Nguyên bị đánh ở trận Bạch Đằng 1288
 
 
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

III. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc với SGK ( đọc thông tin) để trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định.
+ HS trình bày được kết quả thực hiện
-Cách thức thực hiện:
Nhiệm vụ :
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa.
- Chia lớp thành 4 nhóm: Nghiên cứu tư liệu lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trao đổi thảo luận trong nhóm để làm rõ những vấn đề sau:
1. Vì sao diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Đánh giá về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
4. So sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần.
- HS thảo luận, làm việc nhóm và báo cáo kết quả làm việc với GV.
- Gv hướng dẫn HS chốt ý:
Nguyên nhân: Đây là nội dung không có trong chuẩn kiến thức kĩ năng, nhưng để giúp học sinh có những hiểu biết nội dung phần này một cách có hệ thống thì giáo viên giời thiệu về nguyên nhân của cuộc khổi nghĩa Lam Sơn.
- Đầu thế kỉ XV, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Nhiệu cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng thất bại.
- Trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo đã diễn ra ở Lam Sơn – Thanh Hóa vào mùa xuân 1418.
Diễn biến:
- Năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của quân dân ta đã gây nhiều khó khăn cho địch. Tuy nhiên, do sự chênh lệch về lực lượng, cuộc kháng chiến thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở đầu thế kỉ XV. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào năm 1418. Với chiến lược chiến thuật tài giỏi, có bộ tham mưu khởi nghĩa sáng suốt,... và được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi. Đất nước được giải phóng, nhà Hậu Lê được lập nên vào năm 1428, mở đầu một thời kì mới của lịch sử dân tộc.
Đánh giá: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi. Đất nước được giải phóng, nhà Hậu Lê được thành lập vào năm 1428, mở đầu một thời kỳ mới của lịch sử dân tộc.
 
 
L­îc ®å trËn tèt ®éng - chóc ®éng cuèi n¨m 1426
 
 
  
 
 
 
 

HỘP KIẾN THỨC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 
Nội dung so sánh Khởi nghĩa Lam Sơn Các cuộc kháng chiến thời Lý-Trần
Hoàn cảnh lịch sử và tổ chức kháng chiến Đầu thế kỉ XV quân Minh chiếm nước ta và thiết lập chính quyền đô hộ. Chính quyền độc lạp tự chủ đã mất nên khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ phải diễn ra trong đk bí mậtkhông có danh nghĩa chính thức để tập hợp nhân dân. Khởi nghĩa Lam Sơn nhanh chóng phát triển thành cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc Nhà Lý và nhà Trần thiết lập nên chính quyền nhà nước độc lập tự chủnên việc tổ chức kháng chiến có điều kiện thuận lợi dễ thực hiện việc đoàn kết dân tộc và công khai tiến hành kế sách đánh giặc. Đây lá cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc
Cách thức tiến hành Lúc đầu bị động, giai đoạn sau mới giành được thế chủ động
Có căn cú địa và phát triển từ một cuộc khởi nghĩa ở địa phương thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
Ta chủ động tiến hành kháng chiến buộc kẻ thù phải đánh theo cách đánh của ta.
Chủ động tấn công: kế tiên phát chế nhân.
Chủ động rút lui phòng ngự
Chủ động kết thúc chiến tranh
Không có căn cứ địa
Cách kết thúc chiến tranh Chủ động giảng hòa mở hội thề Đông Quan, giữ được mối quan hệ hòa hiếu với nhà Minh. Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh
 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: SO SÁNH CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN VỚI CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN THỜI LÝ – TRẦN
Nội dung so sánh Khởi nghĩa Lam Sơn Các cuộc kháng chiến thời Lý – Trần
Hoàn cảnh lịch sử và tổ chức kháng chiến    
Cách thức tiến hành    
Cách kết thúc chiến tranh    
 
 
 
 
 
IV. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và  Thanh.
 
 
 
 
 
  Description: Image7
  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

* Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785):
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc với SGK ( đọc thông tin) , quan sát lược đồ để trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định.
+ HS trình bày được kết quả thực hiện
-Cách thức thực hiện:
Nhiệm vụ :
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa.
- Chia lớp thành 4 nhóm: Nghiên cứu tư liệu lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, trao đổi thảo luận trong nhóm để làm rõ những vấn đề sau:
1.Vì sao diễn ra cuộc kháng chiến quân xâm lược Xiêm (1785)?
2. Diễn biến của cuộc kháng chiến quân xâm lược Xiêm (1785)?
3. Ý nghĩa của cuộc kháng chiến quân xâm lược Xiêm (1785)?
- HS thảo luận, làm việc nhóm và báo cáo kết quả làm việc với GV.
- Gv hướng dẫn HS chốt ý:
Nguyên nhân
 Đầu những năm 80 của thế kỉ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm (nay là Thái Lan) cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ, bộ sang xâm lược nước ta.
Diễn biến:
Đầu năm 1785, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan quân xâm lược Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Ý nghĩa: đánh tan quân xâm lược Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
* Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcThanh (1789)
- Nhiệm vụ học tập:
+ HS làm việc với SGK ( đọc thông tin) , quan sát lược đồ để trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu theo các hình thức học tập GV quy định.
+ HS trình bày được kết quả thực hiện
-Cách thức thực hiện:
Nhiệm vụ :
- GV cho Học sinh nghiên cứu tư liệu lịch sử, quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh (1789).
2. Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh (1789).
3. Nhận xét về vai trò và nghệ thuật quân sự tài giỏi của Nguyễn Huệ cũng như nghĩa quân Tây Sơn trong hai lần kháng chiến chống ngoại xâm.
- HS thảo luận, làm việc cá nhân và báo cáo kết quả làm việc với GV.
- Gv hướng dẫn HS chốt ý:
Nguyên nhân
Sau khi chính quyền vua Lê, chúa Trịnh bị lật đổ, Lê Chiêu Thống cùng một số cận thần bỏ chạy lên phía Bắc và sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
Diễn biến
Được tin đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc. Chỉ trong 5 ngày (từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân đến mồng 5 Tết Kỉ Dậu) với cuộc hành quân thần tốc, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược và tiến vào Thăng Long. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa còn vang mãi về sau.
Nhận xét: về vai trò và nghệ thuật quân sự tài giỏi của Nguyễn Huệ trong hai lần kháng chiến chống ngoại xâm.
- Ông là người tổ chức và thực hiện thắng lợi những trận chiến đấu gay go, ác liệt trong những chiến dịch quy mô lớn, đưa nghệ thuật quân sự nước ta lên đỉnh cao với cách đánh thần tốc, táo bạo, dũng mãnh, kiên quyết, áp đảo.
- Là người có đóng góp quan trọng trong việc đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
HỘP KIẾN THỨC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Lập niên biểu các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc theo mẫu sau:
Cuộc kháng chiến và khởi nghĩa Thời gian Kẻ thù Người chỉ huy Trận quyết chiến chiến lược
Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê 981 Nhà Tống Lê Hoàn Vùng Đông Bắc
Kháng chiến chống chống Tống thời Lý 1075-1077 Nhà Tống Lý Thướng Kiệt Sông Như Nguyệt
Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên 1258-1288 Quân Mông – Nguyên Các vua Trần và Trần Hưng Đạo Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng
Khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 Nhà Minh Lê Lợi và Nguyễn Trãi Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang
Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 Nhà Xiêm Nguyễn Huệ Rạch Gầm – Xoài Mút
Kháng chiến chống quân Thanh 1789 Nhà Thanh Quang Trung Nguyễn Huệ Ngọc Hồi – Đống Đa
 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Lập niên biểu các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII của dân tộc theo mẫu sau:
 
Cuộc kháng chiến và khởi nghĩa Thời gian Kẻ thù Người chỉ huy Trận quyết chiến chiến lược
         
         
         
         
 
HỘP KIẾN THỨC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII?
Nội dung Ý nghĩa lịch sử Bài học kinh nghiệm
  -Ghi vào lịch sử những chiến công chói lọi
-Đập tan tham vọng bá quyền của bọn phong kiến phương Bắc
-Bảo vệ những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt
- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.
- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc,  vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.
 
-Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 - 1077).
- Kháng chiến trường kỳ thể hiện trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện trong tất cả các cuộc kháng chiến
- Chủ động tấn công trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công ….
 
 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII?
Nội dung Ý nghĩa lịch sử Bài học kinh nghiệm
     
 
*Hoạt động luyện tập
- Nhiệm vụ học tập:  HS làm các bài tập
-Cách thức thực hiện:
+ Nhiệm vụ : Lựa chọn phương án đúng
1 . Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" trong dịp nào ?
a. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 1.
b. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 2.
c. Dời đô về Thăng Long.
d. Nhậm chức phụ quốc Thái Úy, nắm toàn bộ binh quyền trong triều để chống giặc.
2 . Câu nói đanh thép "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là của ai ?
a. Trần Hưng Đạo
b. Trần Quang Khải
c. Trần Thủ Độ
d. Trần Bình Trọng
3. Tác giả bộ binh pháp nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của nước ta là ai ?
a. Lê Lợi
b. Nguyễn Trãi
c. Trần Hưng Đạo
d. Lý Thường Kiệt
4. Trần Bình Trọng là người đã nêu câu nói bất hủ nào ?
a. "Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng"
b. "Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"
c. "Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông"
d. "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc"
5. Chiến thắng có ý nghĩa lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn ở Đàng Trong năm 1875 là chiến thắng gì ?
a. Hạ thành Quy Nhơn
b. Chiếm đất Gia Đinh
c. Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
d. Giải phóng Quảng Ngãi và Phú Yên
6 . Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung vào thời điểm nào ?
a. Sau khi đại phá quân Thanh.
b. Khi dừng lại ở Nghệ An để bổ sung lực lượng lên đường ra Bắc.
c. Trước khi kéo quân lên đường ra Bắc.
d. Trong buổi tiệc khao quân ở Tam Điệp trước Tết Nguyên Đán.
 
+ HS làm cá nhân theo thời gian quy định
+ Trao đổi, thảo luận kết quả
*Hoạt động vận dụng
 -Nhiệm vụ học tập:  khuyến khích HS làm các bài tập
+ Nhiệm vụ :  Qua phân tích bài học kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay?
-Cách thức thực hiện:
+ HS có thể thực hiện đầy đủ hoặc 1 phần nhiệm vụ trả lời câu hỏi trên
+ GV khuyến khích, kiểm tra, ghi nhận
*Hoạt động tìm tòi, sáng tạo
-Nhiệm vụ học tập:
          1. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các vị anh hùng dân tộc của Việt Nam dưới thời kỳ phong kiến
-Cách thức thực hiện:
+ Nhóm HS có thể thực hiện đầy đủ hoặc 1 phần nhiệm vụ
+ GV khuyến khích, kiểm tra, ghi nhận và trưng bày kết quả

Nguồn tin: Nhóm Lịch sử - Tổ Sử - Địa - GDCD:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây