KẾ HOẠCH ÔN THI THPTQG 2018 MÔN NGỮ VĂN

Thành viên: Bùi Thị Thi Thơ  |   Bài viết: 63 |  Thứ tư - 02/05/2018 15:05
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         TỔ NGỮ VĂN                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 
 
 
KẾ HOẠCH ÔN THI THPT QUỐC GIA - NĂM 2018
MÔN NGỮ VĂN
 
- Căn cứ Công văn số 1656/SGD ĐT - GDTrH ngày 25/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018;
- Căn cứ Kế hoạch năm học 2017 - 2018 của Trường THPT Hà Huy Tập;
- Căn cứ vào thực tiễn dạy - học môn Ngữ văn lớp 12 Trường THPT Hà Huy Tập, tổ xây dựng kế hoạch ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, năm 2018
 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đảm bảo được những kiến thức trọng tâm cơ bản, cần thiết chủ yếu là lớp 11 và 12 THPT để giúp học sinh làm tốt bài thi môn Ngữ văn.
- Rèn kỹ năng làm bài để học sinh giải quyết tốt các yêu cầu của đề thi đặt ra.
- Đạt kết quả tốt nghiệp và đại học cao của tỉnh Nghệ An .
2. Yêu cầu
- Giáo viên: Xây dựng nội dung, phương pháp ôn tập cụ thể, hợp lí bám sát năng lực đối tượng học sinh của mình.
- Học sinh: Chủ động ôn tập kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi học sinh cần tìm cho mình phương pháp ôn tập, tích cực, trong đó chú trọng kỹ năng đọc hiểu văn bản và làm văn nghị luận.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Giáo viên: Nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường; được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, luyện thi; nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc.
- Học sinh: Phần lớn có ý thức học tập và thi cử, kết quả học tập môn Ngữ văn tương đối cao.
2. Khó khăn
- Còn có một số học sinh ý thức và kết quả học tập chưa cao, thời gian cuối năm có tư tưởng phân tán, thiếu quyết tâm.
- Số lượng học sinh đăng ký tổ hợp môn thi khác nhau nên các lớp có sự xáo trộn trong việc tổ chức và quản lí lớp học.
- Có nhiều tổ hợp môn thi nên hạn chế về thòi gian ôn tập.
III. BIỆN PHÁP
1. Thời gian ôn tập
Thực hiện trong 3 tuần, từ 7/5 đến 26/5/2018.
2. Biện pháp chung
- Soạn đề cương ôn tập theo từng phần: Đọc hiểu, làm văn trong chương trình lớp 11 và 12.
- Chú ý bám sát đối tượng học sinh để ôn tập theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Củng cố kiến thức kết hợp kỹ năng làm văn.
- Tổ chức luyện đề và cho học sinh làm bài với các dạng bài tập có thể xẩy ra trong đề thi.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, đoàn trường, nhà trường, phụ huynh học sinh để kịp thời động viên, đôn đốc, tạo điều kiện thuật lợi nhất để học sinh ôn tập có hiệu quả.
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ.
1. Chương trình ôn tập
1.1. Tiếng Việt
- Các biện pháp tu từ
- Từ loại
- Phương thức biểu đạt
- Đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ
- Các kiểu câu, phép liên kết câu
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Luật thơ
- Các thao tác lập luận
1.2. Làm văn
- Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
1.3. Văn học
- Văn học trung đại Việt Nam (Phần chương trình lớp 11)
- Văn học Việt Nam từ 1930 - 1945. Trong đó chú trọng: Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, Thơ mới, Thơ cách mạng, Kịch Vũ Như Tô.
- Văn học Việt Nam 1945 - 1975 và văn học Việt Nam sau 1975.
1.4. Lý luận văn học
- Thể loại văn học: Thơ, truyện, văn nghị luận, kịch.
- Quá trình văn học và phong cách văn học.
- Giá trị văn học và tiếp nhận văn học.
2. Các mức độ nhận thức của đề thi.
2.1. Đọc hiểu
2.1.1. Nhận biết
- Nhận biết được đề tài, thể loại, phương thức biểu đạt, đặc điểm ngôn ngữ… của văn bản.
- Nhận biết được thông tin thể hiện, phản ánh trực tiếp trong văn bản.
- Sử dụng ngôn ngữ cá nhân để tái hiện nội dung của văn bản.
2.1.2. Thông hiểu
- Khái quát dược chủ đề, ý chính của văn bản
- Hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của văn bản.
- Lý giải nội dung, ý nghĩa của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự việc, thông tin… trong văn bản.
- Kết nội kiến thức, lý giải, suy luận, cắt nghĩa… các nội dung khác nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra trong văn bản và liên quan đến văn bản.
2.1.3. Vận dụng
- Đánh giá về hình thức và nội dung của văn bản theo quan điểm cá nhân.
- Giải quyết một vấn đề hoặc tình huống thực tiễn bằng cách vận dụng những điều đã tiếp nhận được từ văn bản.
2.2. Nghi luận xã hội
2.2.1. Nhận biết
- Xác định được yêu cầu, phạm vi bàn luận, thao tác lập luận.
2.2.2. Thông hiểu
- Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận
- Lựa chọn, sắp xếp các luận điểm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
2.2.3. Vận dụng
- Vận dụng hiểu biết xã hội và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý, hoặc hiện tượng đời sống.
- Bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận, liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
 
2.3. Nghi luận văn học
2.3.1. Nhận biết
- Nhận biết nét chính về tác giả, tác phẩm
- Xác định được vấn đề nghị luận, phạm vi, dẫn chứng và các thao tác lập luận chính.
2.3.2. Thông hiểu
- Hiểu được đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ, nhân vật, chi tiết, hình ảnh… trong tác phẩm.
- Lý giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo đặc trưng thể loại, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật của tác giả.
2.3.3. Vận dụng
- Vận dụng kiến thức văn học và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học về một đoạn trích, tác phẩm hay vấn đề văn học.
- Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận.
- Liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống.
3. Rèn kỹ năng cho học sinh
3.1. Kỹ năng đọc hiểu.
3.2. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội .
Bước 1: Đọc kỹ đề ra.
Bước 2: Xây dựng phần mở đoạn
Bước 3: Xây dựng phần thân đoạn.
- Giải thích được vấn đề nghị luận.
- Bàn luận
Bước 4: Kết đoạn
3.3. Kỹ năng làm bài nghị luận văn học .
- Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
- Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Nghị luận ý kiến bàn về văn học
- So sánh văn học
3.4. Một số kinh nghiệm làm bài nghị luận văn học
- Nắm cấu trúc và mức độ đề thi.
- Xác định đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề.
- Vận dụng hợp lý, linh hoạt các kiểu bài, kỹ năng và thao tác lập luận.
- Mở bài, kết bài nhanh, đúng, sắp xếp, triển khai hợp lý.
- Tư duy sắc, cám nhận tinh tế.
- Kỹ năng so sánh văn học.
- Tăng cường chiều sâu tư tưởng và lý luận.
- Xây dựng đoạn văn chặt chẽ, chuyển ý khéo léo.
- Dẫn chứng hợp lý, phân tích thấu đáo.
- Ngôn ngữ lưu loát, chữ viết dễ đọc.
- Trình bày mạch lạc.
 
* Lưu ý:
1. Kế hoạch trên là phần tổng thể, trong quá trình thực hiện tùy vào tình hình cụ thể của học sinh lớp mình phụ trách, giáo viên có phương pháp ôn tập phù hợp.
2. Giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh ôn tập nghiêm túc, giải đáp những vướng mắc cơ bản để học sinh ôn tập hiệu quả, làm bài thi đạt kết quả cao.
                                                          Vinh, ngày 27 tháng 2018 năm 2018
Duyệt hiệu trưởng
Hoàng Minh Lương
 (Đã kí)
Duyệt hiệu phó CM
Lê Thị Kiều Nga
(Đã kí)
Duyệt tổ trưởng
Trần Thị Sâm
(Đã kí)
Người lập kế hoạch
Hoàng Hồng Lương
              (Đã kí)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn tin: TỔ NGỮ VĂN:

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây