MA TRẬN BÀI SỐ 3- NGỮ VĂN 11 NĂM 2017-2018

Thành viên: Bùi Thị Thi Thơ  |   Bài viết: 63 |  Thứ hai - 30/10/2017 20:20
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - BÀI KIỂM TRA SỐ 3
Môn: Ngữ văn 11
 
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung tiếng Việt. Đọc hiểu và làm văn trọng tâm trong nửa đầu chương trình học kỳ I.
2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng đọc hiểu một văn bản ngoài SGK và kỹ năng vận dụng thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu cuộc sống, biết quý trọng hạnh phúc bình dị, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính trung thực trong thi cử.
=> Năng lực: Rèn luyện, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, sử dụng tiếng Việt…
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút.
2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra theo từng lớp.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
       Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Bậc thấp Bậc cao
Chủ đề 1: Đọc hiểu (Một văn bản ngoài SGK)
 
Nhận biết phương thức biểu đạt Hiểu được nội dung chủ đạo của văn bản, lý giải được tình huống và nguyên nhân dẫn đến cách ứng xử của các nhân vật      
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
1.0
10%
2
2.0
20%
    3
3.0
30%
Chủ đề 2: Làm văn (Nghị luận về một đoạn thơ thuộc tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 11 - tập 1)
(7.0 điểm)
Xác định vấn đề nghị luận, phạm vi, dẫn chứng, thao tác lập luận chính.
- Nhận biết nét chính về tác giả, tác phẩm
- Hiểu được yêu cầu của đề bài.
- Hiểu được đề tài, cảm xúc chủ đạo, dụng ý NT của tác giả, ý nghĩa chi tiết, hình ảnh, biện pháp NT…
Vận dụng kết hợp kiến thức, kỹ năng, năng lực đọc hiểu văn bản thơ và các thao tác lập luận để viết bài nghị luận văn học về một đoạn thơ Liên hệ vận dụng kiến thức xã hội, văn hóa văn học thời trung đại để bình luận, đánh giá ý nghĩa lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ  
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
1.0
10%
 
1.0
10%
 
4.0
40%
 
1.0
10%
1
7.0
70%
Tổng cộng
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 
 
2.0
20%
 
 
3.0
30%
 
 
4.0
40%
 
 
1.0
10%
 
4
10
100%
 

ĐỀ THI MINH HỌA KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI BÀI KIỂM TRA SỐ 3
 
Phần I: Đọc – Hiểu (3.0 điểm)
          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu  từ câu 1 đến câu 3:
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đó đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hy sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị, giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lùi lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống củi trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt.
Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu người đã chết cóng.
(Theo “Quà tặng cuộc sống”)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: Trong văn bản trên, tác giả đã đặt các nhân vật vào tình huống như thế nào?
Câu 3: Theo anh/chị, nguyên nhân nào đã khiến cả 6 người chết cóng? Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử của sáu nhân vật trong văn bản trên không?
Phần II: Làm văn (7.0 điểm).
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ:
….Đô môn giải tổ chi niên, 
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. 
Kìa núi nọ phau phau mây trắng, 
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi. 
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, 
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. 
Được mất dương dương người tái thượng, 
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
(Trích “Bài ca ngất ngưởng” - Nguyễn Công Trứ
SGK Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2014, Tr.38-39)
 
          Từ đó hãy bình luận ngắn gọn ý nghĩa lối sống “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đối với văn học Việt Nam thời trung đại.
 
 

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 1.0
2 Tình huống: Các nhân vật bị mắc kẹt trong hang đá tối, lạnh lẽo và mối người trong tay có một que củi 1.0
3 - Nguyên nhân:
+ Khách quan: Hoàn cảnh khắc nghiệt, hang đá tối, quá lạnh.
+ Chủ quan: Do lối sống ích kỷ, thiếu sự sẻ chia, đoàn kết.
- Có thể đồng tình hoặc không đồng tình, song cần có sự lý giải rõ ràng, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức
1.0
II   Làm văn 6.0
Cảm nhận đoạn thơ; bình luận ý nghĩa lối sống “ngất ngưởng” của NCT đối với văn học thời trung đại.  
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
2. Nắm được vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; bình luận lối sống “ngất ngưởng” của NCT 0.5
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. 4.0
a. Khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- NCT: Nhà Nho có tài năng toàn diện, có nhân cách, có cá tính độc đáo trong văn học VN trung đại.
- Tác phẩm: thể loại hát nói; sáng tác khi ông cáo quan về hưu. bài thơ vừa mang tính chất hồi ký của một cuộc đời nhiều thăng trầm; vừa như bức chân dung tự họa về một cá tiính mạnh mẽ, ngang tàng, ngông ngạo, trái khoáy để khẳng định bản ngã; vừa như một tuyên ngôn cho lối sống phóng khoáng, đối lập giữa cá nhân với xã hội tầm thường, cổ lỗ.
- Đoạn trích: thuộc phần thứ 2 của tác phẩm; thể hiện lối sống ngất ngưởng của NCT khi đã cáo quan về hưu và lời khẳng định “ngất ngưởng” của ông giữa chốn triều chung.
0.5
b. Trình bày cảm nhận về đoạn trích:
Học sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo nhiều cách. Tuy nhiên, phải làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
- 12 câu đầu: phong cách “ngất ngưởng” của NCT khi đã cáo quan về hưu:
+ Hình thức cáo quan khác người. Ông từ giã chốn quan trường đầy ngạo nghễ và thoải mái.
-> “Ngất ngưởng” là việc làm khoái lạc, thỏa thích, phóng túng, tự do, thích gì thì làm cái nấy, sống theo cách của mình, sống cho thích chí…
- Hưởng lạc khác người: Từ ngữ gợi cảm, gợi hình, phép đối, giọng điệu… thể hiện tư thế một con người, ngả nghiêng thoải mái trong những cuộc chơi bất tận.
-> “Ngất ngưởng” là thỏa thích hưởng thụ, vui chơi theo cách riêng của mình, bất chấp các quy định về lẽ thường.
- Thái độ sống khác người: từ láy dương dương, phơi phới; hình ảnh so sánh người thái thượng, ngọn đông phong.
-> NCT xem khen chê mặc như gió thoảng, bỏ ngoài tai. Thái độ sống vô tư, không đắn đo suy tính, vượt lên khỏi vòng dư luận, miệng lưỡi thế gian.
- NCT tự vạch ra lối đi riêng cho mình, khẳng định một mình một cõi giữa thế gian: điệp từ khi; nhịp ngắt 2/2/2/2, 2/2/3; các từ phủ định Không, chẳng. Một mình nhà thơ giữa cõi thế giian, không phải siêu phàm, không vướng nợ trần tục, nhưng cũng vào loại ít ai sánh kịp.
- “Ngất ngưởng” còn là tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống bên Trung Quốc. Qua đó ta thấy nhà thơ ý thức về bản lĩnh, phẩm chất, giá trị của bản thân mình. Có thể nói cái tôi đó là rất đáng trọng.
- Câu cuối: Khẳng định phong cách “ngất ngưởng” ở chốn triều chung:
Khúc ca kết lại bằng lời khẳng định mà như thách thức. Nhà thơ khẳng định mình là một đại thần “ngất ngưởng” trong triều, không ai trong triều như ông, bằng ông.
3.0
c. Đánh giá tổng hợp về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 0.5
d. Bình luận ý nghĩa lối sống “ngất ngưởng” của NCT đối với văn học trung đại.
- Lối sống “ngất ngưởng” là sản phẩm của cái “tôi” ý thức sâu sắc về tài năng, giá trị của mình, khao khát được khẳng định bản thân, khao khát được sống một đời sống có ý nghĩa. Nó cự tuyệt những biểu hiện tầm thường, hạn hẹp của khuôn khổ phong kiến.
- Ý thức cá nhân, cái “tôi” tạo nên phong cách sáng tác độc đáo; mở đường cho sự cách tân nội dung và nghệ thuật trong văn học trung đại; định hướng cái nhìn mới nhân văn, nhân đạo hơn đối với con người: đó là tôn trọng, đề cao con người cá nhân.
1.0
4. Sáng tạo: Ý tưởng/cách diễn đạt mới đặc sắc 0.5
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn tin: TỔ NGỮ VĂN

 Từ khóa: N

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây