CHỦ ĐỀ DẠY HỌC NGỮ VĂN 10: CA DAO

Thành viên: Bùi Thị Thi Thơ  |   Bài viết: 63 |  Thứ tư - 04/10/2017 22:08
 
CHỦ ĐỀ: CA DAO
LỚP 10 THPT
Thời lượng dạy học: 3 tiết
 
 
 
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm vững một số kiến thức cơ bản về ca dao: khái niệm, đặc trưng nội dung, nghệ thuật,…
- Nắm vững kiến thức về ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước
2. Kĩ năng:   Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ: 
- Trân trọng vẻ đẹp người lao động
- Bồi dưỡng tình yêu văn học dân gian
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu  gia đình, quê hương, cuộc sống và sự sẻ chia
=> Năng lực: cảm thụ thẩm mĩ, rèn luyện, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, sử dụng tiếng Việt …
 
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ THEO NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
 
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Tìm hiểu chung        
1. Khái niệm Nêu thông tin về khái niệm thể loại   Vận dụng hiểu biết về thể loại để lí giải nội dung, nghệ thuật tác phẩm Vận dụng đặc điểm thể loại vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
2. Đặc trưng thể loại - Nêu thông tin về đặc trưng nghệ thuật của ca dao - Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ, cách diễn ý, lập ý, ngôn ngữ,... Vận dụng hiểu biết để lí giải nghệ thuật tác phẩm.  Từ đặc trưng nghệ thuật của ca dao tự xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.
3. Những nội dung chính - Nêu thông tin về những nội dung chính của ca dao - Hiểu được đặc điểm cơ bản của nội dung Vận dụng hiểu biết để lí giải nội dung tác phẩm. Xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.
II. Đọc – hiểu văn bản        
1. Nội dung Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian,…) trong bài ca dao. - Cảm hiểu tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Khái quát hóa về đời sống tâm hồn của nhân dân lao động.
- Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về tác phẩm.
- Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
- Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài ca dao khác tương tự.
2. Nghệ thuật  Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, nhạc điệu,…) Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật. Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Khái quát giá trị, đóng góp của thể loại, các yế tố nghệ thuật.
- So sánh những đặc trưng nghệ thuật của ca dao và thơ.
- Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của các bài ca dao tương tự trong chương trình.
3. Đọc – hiểu     Đọc diễn cảm toàn bộ các bài ca dao - Đọc sáng tạo.
- Đọc nghệ thuật.
- Viết bài bình thơ.
- Sưu tầm ca dao theo chủ đề
- Viết bài tập nghiên cứu khoa học.
- Tham gia các CLB Văn học dân gian.
 
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu khái niệm ca dao?
- Nêu đặc trưng của ca dao?
- Xác định chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình trong bài ca dao?
- Thời gian, không gian nghệ thuật có gì đặc sắc?
- Hình thức tâm tình của người bình dân là gì?
- Người bình dân thường ca hát trong những hoàn cảnh nào?
 
- Lấy một số ví dụ về ca dao để minh họa? - Đặt bài ca dao trong hệ thống để nhận xét, so sánh?
 
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng Thời điểm Thiết bị DH, học liệu Ghi chú
Ca dao Tại lớp 3 Tiết 25, 26, 27 (Khối A và A1); Tiết 33, 34, 35 (Khối D) Sách giáo khoa, sách tham khảo, máy chiếu, giáo án, bảng phụ, băng đài  
 
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Tiết 1
Hoạt động 1: Khởi động/ mở bài
1. Mục tiêu: dẫn dắt, tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: huy động kiến thức đã học để giải quyết tình huống/ câu hỏi.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Gợi mở, dẫn dắt, giới thiệu bài học
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
GV: Cho học sinh xem một số bức tranh hoặc nghe hát dân ca để dẫn dắt vào bài học.
 
Bàn về ca dao – dân ca, một nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Ca dao cổ đã bổ sung, tô đậm và hoàn thiện bức tranh hiện thực về cuộc đời của những người nghèo trong truyện cổ tích”. Ca dao đã góp phần khẳng định VHDG là di sản văn hóa vô cùng quý báu, là món quà tinh thần mà ông cha ta để lại cho con cháu, để con cháu trưởng thành hơn về mặt tâm hồn.
 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1. Mục tiêu: giúp học sinh nắm được kiến thức – kĩ năng mới
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giáo viên yêu cầu (đọc – hiểu, quan sát, lắng nghe, thảo luận, thực hành,…).
3. Cách thức tiến hành hoạt động: hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, học liệu, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi; quan sát, tư vấn, hỗ trợ HS; đánh giá, chốt lại kiến thức trọng tâm.
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 HS đọc phần tiểu dẫn SGK
- Nội dung của phần tiểu dẫn?
 
 
 
Đặc trưng thể loại?
- GV đọc ví dụ minh hoạ
 
 
 
         
 
 
 
 
 
 
 Lưu ý
Em nào có thể dùng phần lời của CD kết hợp với nhạc, tiếng đệm, tiếng láy, động tác diễn xướng để hát 1 bài DC?                          
GV cho VD cụ thể
 
 
 
-Về đối đáp
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình thức điệp ngữ
- hiện tượng chùm
 
 
 
GV gọi HS đọc chùm CD trong SGK.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Có thể chia theo chủ đề 6 bài CD trên như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
Theo em chủ đề than thân thường nói nội dung gì?
 
 
GV gọi HS đọc 2 bài.
- Hai bài đều mở đầu bằng Thân em như... với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
- Gọi HS đọc một số bài bắt đầu bằng Thân em như
 
Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau từng người mang sắc thái riêng ? Hãy chỉ ra và phân tích sắc thái riêng ấy?
 
 
 
 
 
 
 
 
- Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Em cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? ( Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen )
 
 
 
 
 
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
CD là lời thơ trữ tình dân gian kết hợp với âm nhạc, diễn xướng để diễn tả thế giới nội tâm con người.
2. Đặc trưng thể loại
- Ca dao là tiếng nói của tình cảm: gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi và nhiều mối quan hệ khác. Ca dao cổ truyền còn là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình. Bên cạnh đó, còn có lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
CD là tiếng nói của cộng đồng, khác với thơ là tiếng nói của cá thể người nghệ sĩ. Vì vậy CD kgông mang tính cá thể hoá mà nặng về khái quát hoá.
Khác với truyện dân gian dùng để kể-> là VH nói, CD dùng để hát-> VH hát.
CD gắn với hình thức diễn xướng, biểu thị một lối sinh hoạt văn hoá cộng đồng cuat dân tộc VN
- Nghệ thuật của ca dao: Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian
 -Đối đáp 2 vế:
            Đến đây Mận mới hỏi Đào.
            ...............................
          Mận hỏi...................
Đối đáp 1 vế:
          Hỡi cô thắt dải lưng xanh
         Ngày ngày thấp thoáng bên màn chờ ai
hoặc:     Hỡi cô cắt cỏ bên sông
         Có muốn ăn nhãn thì lồng sang dây
- Chùm bài nhớ ai:
        + Nhớ ai em những khóc thầm
        Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
      +  Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
       Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm
3. Những nội dung chính
- Phân loại:  + Cd than thân
                     +Yêu thương tình nghĩa
                    + hài hước trào phúng
Tóm lại: CD là nơi biểu hiện tập trung nhất tâm hồn dân tộc “ Những câu CD từ bắc chí Nam, như có đất, có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khoé mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là giọt tinh tuý chắt ra từ ruột của non sông”  ( Xuân Diệu)
 
II. Đọc hiểu
* Chia  theo chủ đề:
- Bài 1; 2: CD than thân-> lời than thân của người phụ nữ trong XH cũ
- Bài 3; 4; 5; 6: CD yêu thương tình nghĩa
Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững sắt son
Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết
Bài 5: ước muốn mãnh liệt của tình yêu
Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thuỷ chung của vợ chồng.
1. Bài 1và 2: Tiếng hát than thân
GV lấy VD minh hoạ: Cái cò lặn lội bờ sông
                       Muốn lấy vợ đẹp mà không có tiền
-> than thân: bộc lộ nỗi vất vả đắng cau trong cuộc sống, trong lao động
- Giống nhau:     ở mô thức mở đầu quen thuộc “ thân em”, diễn tả thân phận bị phụ thuộc, không có quyền quyết định trong cuộc sống cuả mình.
“Thân em” đó là lời chung của người phụ nữ về giá trị con người và thân phận nhỏ bé, yếu đuối đắng cay => gợi sự chia sẻ, đồng cảm sâu sắc
               Thân em như hạt mưa sa....        
- Khác nhau
+ Bài 1:
Tấm lụa đào đẹp và quí báu đó lại đem ra giữa chợ không biết sẽ rơi vào tay ai. Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp và giá trị của mình nhưng số phận lại hết sức chông chênh. Họ có khác chi món hàng để mang ra mua bán.
Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thân chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập đến ngay với họ. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã cho ta thấy nỗi lo và nỗi đau đó.
Tấm lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.
Toàn bộ câu ca dao là một lời than. Nó được sinh ra từ số phận cam chịu của người phụ nữ thời phong kiến. Không một ai trong số những tác giả vô danh sáng tác câu ca dao trên lại có thể thanh thản khi nghĩ về đứa con tinh thần của mình. Câu ca dao là sản phẩm quá trình đông tụ những giọt nước mắt ngược vào lòng. Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.
 
 
3. Luyện tập: Tìm một số bài ca dao thuộc chùm bài Thân em
 
Tiết 2
1. Bài cũ: Khái quát những đặc trưng của thể loại ca dao?
2. Bài mới
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 
- Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung- nhất là thương nhớ người yêu- vậy mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm.
 Đó   là nhờ thủ pháp gì, và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào
( phân tích thêm cách gieo vần trong thể thơ bốn tiếng của ca dao )
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Đây là lời của ai nói với ai?
Nội dung đó được biểu đạt bằng một cách nói như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối - gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối, gừng để minh hoạ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao ? Những biện pháp đó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết ?
II. Đọc - hiểu
3. Bài 4
- Đó là nhờ cách nói bằng hình ảnh, biểu tượng mà ca dao rất hay dùng để diễn tả những điều trừu tượng. Trong bài ca dao này nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt- đặc biệt là hình ảnh khăn.
- Khăn, đèn đã được nhân hoá, còn mắt là hoán dụ. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt chính là cô tự hỏi lòng mình.Và hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm mới hỏi dồn dập như vậy. Khăn, đèn, mắt đã trở thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu.
*Khăn
+ Cái khăn thường là vật giao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người ấy:
             Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
      Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Hoặc
             Nhớ khi khăn mở, trầu trao
      Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
+ Cái khăn lại luôn luôn quấn quýt bên người con gái như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ.
+ Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối lặp. Điệp khúc làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là mỗi lần nỗi nhớ lại dâng trào. Tâm trạng cô gái ngổn ngang trăm mối.
+ Sáu câu thơ 24 chữ thì 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh không, gợi nỗi nhớ thương bâng khuâng, da diết, đậm màu sắc nữ tính của người con gái biết ghìm nén cảm xúc của mình, không bộc lộ một cách dễ dãi.
* Đèn
+ Nỗi nhớ trước là nỗi nhớ không gian, thì đến đây là nỗi nhớ được đo theo thời gian.
+ Đèn không tắt như ngọn lửa tình trong trái tim cô không bao giờ có thẻ lụi tàn. Đèn không tắt- hay chính người con gái đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian ?
+ Nếu trên kia cái khăn biết giãi bày, thì ở đây ngọn đèn cũng biết thổ lộ, nó đã nói với người đọc, người nghe nhiều điều không có trong lời ca...
* Đôi mắt
+ Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Khăn, đèn còn là nói gián tiếp, nhưng đến đây, như không kìm nén được lòng mình nữa, cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình:
  Mắt thương nhớ ai
 Mắt ngủ không yên
+ Nỗi ưu tư còn trĩu nặng. Khối tình vãn còn nguyên
- Năm điệp khúc Thương nhớ ai vang lên, xoáy sâu vào lòng người một niềm khắc khoải
Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình:
           Đêm qua em những lo phiền
    Lo vì một nỗi không yên một bề...
Nhớ thương người yêu nhưng vẫn lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa không yên một bề.Vì sao? Phải đặt bài ca này trong cuộc sống xưa và trong hệ thống những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình, ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, mà vẫn nơm nớp một nỗi lo sợ mênh mông:
           Thương anh cũng muốn nói ra
     Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời
Mặc dầu vậy, bài ca vẫn là một tiếng hát đầy yêu thương của một tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương, khiến cho nỗi nhớ này không hề bi luỵ mà vẫn chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam ở làng quê xưa.
5. Bài 6
- Muốigừng là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta. Nhưng điềuquan trọng hơn, nó còn được dùng như những vị thuốc của những người lao động nghèo trong lúc ốm đau. Và có thể nói đây mới là khía cạnh chủ yếu mà bài ca dao muốn gợi đến:
               Tay nâng chén muối đĩa gừng
     Gừng cay muuôí mặn xin đừng quên nhau
Đó cũng là hương vị tình người trong cuộc sống từ bao đời nay của nhân dân ta. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
   Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
- Những hình ảnh đó, vì thế, đã được nâng lên thành biểu tượng trong ca dao. Người bình dân tìm thấy ở đây những đặc tính riêng của từng hình ảnh và sự gắn bó tự nhiên giữa các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghiã của con người: Gừng cay- muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó thuỷ chung của con người.
- Biểu tượng gừng cay - muối mặn dành cho những cặp vợ chồng, Hương vị của gừng- muối đã thành hương vị của tình người: Đôi ta tình nặng nghĩa dày.
Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối (muối, gừng được láy lại hai lần, trên là ba năm, dưới là chín tháng, còn mặn, còn cay, rồi nghĩa nặng- tình dày ) để cuối cùng đi đến một khẳng định sắt son của lòng chung thuỷ:
Có xa nhau đi nưã cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Câu bát được kéo dài tới 13 tiếng đã nói rõ điều đó. Cách nói ở đây có ý vị đặc sắc: Ba vạn sáu ngàn ngày là một trăm năm- tức một đời người- mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả.
* Ca dao thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật:
- Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: Thân em như...
- Các hình ảnh đã thành biểu tượng trong ca dao: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay- muối mặn...
- Hình ảnh so sánh ẩn dụ ( lấy từ cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai...; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng sao...)
- Thể lục bát, thể bốn chữ, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp.
 Đó là những nét riêng mang đậm màu sắc dân gian khác với nghệ thuật thơ của văn học viết vì ca dao là tiếng nói của cộng đồng chứ không phải tiếng nói của cá thể nghệ sĩ như thơ của văn học viết.
* Ghi nhớ:
Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.
3. Luyện tập: Sưu tầm một số bài ca dao theo chủ đề: Tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước
Tiết 3
1. Bài cũ: Theo em, đối tượng chủ yếu của chùm bài ca dao than thân là ai? Vì sao nhân dân lao động tập trung hướng đến đối tượng đó?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 
- Gọi 1 HS nam và 1 HS nữ đọc theo lối đối đáp. Yêu cầu giọng đọc vui tươi, dí dỏm mang âm hưởng đùa cợt
Em hiểu thế nào là CD tự trào ?Hình thức kết cấu trong bài CD này có gì đặc biệt?
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường ? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lời dẫn cưới của chàng trai nghèo rất vui, hài hước là vậy. Còn lời thách cưới của cô gái thì sao?
- Cho HS trao đổi, phát biểu cảm nhận về lời thách cưới của cô gái.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Tiếng cười trong ba bài ca dao này có gì khác với tiếng cười ở bài 1 ?
Tác giả dân giân cười những con người nào trong xã hội ?
 
 
 
Thái độ của tg dg đối với những con người đó?
Hoạt động nhóm:
 
 
N1: Bài 2 giễu những loại đàn ông nào? Tgdg dùng những nghệ thuật gì? Thái độ của nhân dân?
 
 
 
 
 
Tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, lại có giá trị khái quát cao cho một thái độ của nhân dân?
 
I. Ca dao hài hước-tự trào.
1. Bài 1
- Là những bài CD tronmg đó vang lên tiếng cười, tự cười bản thân mình. Vấn đề ở chỗ họ cười về cái gì, vì sao cười; cười như thế nào.
- Kết cấu:  đối đáp
- Tiếng cười tự trào cs nghèo khổ được biểu hiện rõ trong cảnh thách cưới và dẫn cưới.
- Lời chàng trai Dẫn cưới:
+ Tưởng tượng ra lễ cưới thật linh đình, sang trọng
Cưới nàng anh toan dẫn voi...mời dân, mời làng
Cách nói giả định: toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
Toàn thứ to và sang nhưng thực ra đó toàn là bịa, không có thật!
+ Lối nói giảm dần: voi->trâu->bò->chuột
Lời nói của chàng trai đối lập giữa ý định với viêck làm thực tế: ý định voi, trâu, bò nhưng thực tế cuối cùng chỉ cần có thú 4 chân- con chuột để trình dân trình làng.
+Lập luận:
           Dẫn voi thì sợ quốc cấm-
           Dẫn trâu thì sợ máu hàn  chỉ đúe
           Dẫn bò thì sợ co gân.=> mang tính chất giả tưởng suy  diễn hài hước
Và cuối cùng chỉ đưa ra một câu rất lí lẽ không thể chối cãi,  chê trách chàng trai được
 
             Miễn là có thú bốn chân
         Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng
=> cách nói lí lẽ, trang trọng, hài hước
Dẫn cưới bằng chuột xưa nay chưa hề có. Tất cả đồ dẫn cưới của chàng trai là bịa, là giả, chỉ có tình cảm của anh ta là thật, và có cái thật nữa là cuộc sống nghèo khổ, tâm hồn vui vẻ phóng khoáng. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn người lao động
Rõ ràng nói nghèo mà không hề mặc cảm. Đám cưới nghèo đến vậy mà vẫn vui, vẫn có thể đùa cợt được. Như vậy có thể thấy trong nghèo khó họ vẫn lạc quan yêu đời, yêu sống
- Lời cô gái thách cưới
             Chàng thách cưới…………
             ………………..một nhà khoai lang
  • Một nhà khoai lang:
+lời thách cưới vô tư, thanh thản mà lạc quan
Thách như thế thật là không bình thường! Một lời thách thật vô tư, thanh thản mà lạc quan, yêu đời pha chút đùa vui, hóm hỉnh.
+ số nhiều, giảm dần: củ to – mời làng
                                   củ nhỏ –mẻ –rím…
+ cô gái bằng lòng với cảnh nghèo, không mặc cảm mà còn thích thú trong lời thách cưới=>khiến cho lời thách cưới trở nên dí dỏm, yêu đời và cao đẹp.
+ Như vậy nó còn mang ý nghĩa nhân sinh: đặt tình nghĩa cao hơn của cải
- Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò ( đây là lối nói thường gặp trong ca dao, đặc biệt là trong sự tưởng tượng của các chàng trai đang yêu về một lễ cưới linh đình, sang trọng )
- Lối nói giảm dần: voi--trâu--bò--chuột                                                     
củ to-- củ nhỏ--củ mẻ--củ rím, củ ( cô gái )
- Cách nói đối lập:
+ dẫn voi / sợ quốc cấm
+ dẫn trâu / sợ họ nhà gái máu hàn
+ dẫn bò / sợ họ nhà gái co gân
+ lợn gà / khoai lang
- Chi tiết hài hước:
               Miễn là có thú bốn chân
      Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng
II. Cao dao hài hước- châm biếm..
* Bài 2-3-4
- Bài 1: cười làm vui cửa, vui nhà, cười trong cảnh nghèo khó nhưng rất lạc quan yêu đời.
- Bài 2, 3, 4: tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội, nhưng không phải là tiếng cười đả kích giai cấp thống trị, cũng không phải tiếng cười lên án nhũng ông thầy phù thuỷ, thầy bói...mà là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư, tật xấu mà con người thường mắc phải.
- Thái độ: nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục nhưng không vì thế mà kém phần sâu sắc.
- Bài 2 :+ Giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức traii.
Đáng lẽ người đàn ông phải là người trụ cột trong gia đình, làm chỗ dựa vững chắc cho người vợ, kiêu như:
              Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
              Cho phỉ…………………….
hoặc          Chí làm trai dặm nghìn da nghựa
                                                ( Chinh Phụ Ngâm)
hoặc          Làm trai xuống biển lên ngàn
Thì ở đây, bài ca đã dựng nên một bức tranh thật hài hước;
                  Làm trai cho đáng sức trai
        Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
-Nghệ thuật: đối lập với phóng đại đã bật ra tiếng cười. Trong cuộc sống có thể có những chàng trai yếu, nhưng không ai lại yếu đến mức chỉ gánh nổi hai hạt vừng, hơn nữa phải khom lưng, chống gối !
=> không  nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở trong nội bộ nông dân   
3. Luyện tập
- Cho HS viết những câu ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la, ăn quà, nghiện ngập rượu chè, thầy bói, thầy địa lí...
 ( Mỗi tổ cùng nhau đọc, cử 1 HS viết, sau đó đem giấy lên bảng )
 
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa hình thành để giải quyết nhiệm vụ cụ thể.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Hoạt động các nhân/nhóm để hoàn thành câu hỏi/bài tập.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Hướng dẫn HS làm các bài tập cụ thể.
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Bài tập 1: Cho học sinh xem tranh:
Những bức ảnh gợi em nhớ đến những bài ca dao nào?
 
 
2. Bài tập 2: Qua đọc hiểu các văn bản ca dao em hãy cho biết cách đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại?
 
Khi tìm hiểu ca dao cần chú ý:
-Quy nó về nhóm tác phẩm có chung một số đặc đểm hình thức
- Đặt nó trong môi trường diễn xướng, trong sinh hoạt, trong đời sống
 
 Hoạt động 4: Vận dụng
1. Mục tiêu: Khuyến khích HS sáng tạo, tìm ra cái mới, hình thành năng lực thực hành
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm tại lớp hoặc làm tại nhà.
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân/nhóm
Câu 1:
Trong ca dao, những hình ảnh nào sau đây thường xuất hiện?
A. Lầu son, gác tía, sân đình, cây đa.
B. Sân đình, cây đa, bến đò, giếng nước.
C. Tùng, cúc, trúc, mai.
D. Sân đình, lầu son, trúc, mai.
Câu 2:
Sự đối lập giữa "đi ngược về xuôi" với "ngồi bếp sờ đuôi con mèo" trong bài ca dao: "Chồng người đi ngược về xuôi/ Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo" là gì?
A. Đối lập giữa cái lớn lao với cái nhỏ nhặt, tầm thường.
B. Đối lập giữa cái hư và cái thực.
C. Đối lập giữa cái xấu và cái đẹp.
D. Đối lập giữa động và tĩnh.
Câu 3:
Thể loại nào của văn học dân gian "kể lại những sự kiện và biến cố lớn lao, có ý nghĩa quan trọng đối với cả cộng đồng"?
A. Truyền thuyết.
B. Thần thoại.
C. Sử thi.
D. Truyện thơ.
Câu 4:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gọi ca dao là:
A. những tác phẩm quý.
B. những bông hoa quý.
C. những hòn ngọc quý.
D. những viên đá quý.
 
 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Huy động kiến thức đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và trong cuộc sống.
3. Cách thức tiến hành hoạt động:  gợi mở, hướng dẫn HS hoạt động cá nhân/nhóm, tìm tòi, sáng tạo.
Bài tập :  Giao 3 nhóm thực hiện nhiệm vụ: Vẽ tranh minh họa các bài ca dao
 
 
 

Nguồn tin: TỔ NGỮ VĂN

 Từ khóa: chủ đề

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây