Bài tập & Thực hành 1 (Tin học 12)

Thành viên: Dương Thị Hạnh  |   Bài viết: 23 |  Thứ năm - 07/09/2017 09:50

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 4
1.1.Lý do chọn vấn đề nghiên cứu.. 4
1.2.Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.. 5
1.2.1.Đối tượng nghiên cứu.. 5
1.2.2.Phương pháp nghiên cứu.. 5
1.2.3.Phạm vi nghiên cứu.. 5
PHẦN II: NỘI DUNG.. 6
Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài 6
2.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.. 6
2.1.2. Dạy học theo dự án.. 9
2.1.3. Mạng xã hội Facebook.. 12
Chương II: Thực trạng của vấn đề. 16
2.2.1. Đặc điểm, tình hình chung. 16
2.2.2. Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào một số tiết dạy của một số bộ môn.. 16
Chương III: Một số giải pháp để giải quyết và nâng cao hiệu quả. 22
2.3.1. Ý tưởng về dự án.. 22
2.3.2. Thiết kế dự án.. 22
2.3.3. Thực hiện dự án.. 23
2.3.4.Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của người học. 32
2.3.5.Đánh giá dự án.. 35
PHẦN III: KẾT LUẬN.. 36
3.1. Kết luận chung. 36
3.2. Những kết quả đã đạt được. 36
3.3. Kiến  nghị và đề xuất. 37
3.4. Hướng phát triển của đề tài………………38

II.                Một số giải pháp để giải quyết và nâng cao hiệu quả


Giáo viên giao nhiệm vụ cho các lớp lên thư viện Tỉnh Nghệ An tìm hiểu để các nhóm trả lời câu hỏi đã đặt ra. Riêng lớp 12D1 giáo viên tạo 1 Group trên Facebook và cho các thành viên trong lớp vào nhóm. Cũng có một số học sinh không sử dụng Facebook thì nhóm trưởng có nhiệm vụ thông báo các thông tin cần thiết cho các thành viên trong nhóm.

2.3.1. Ý tưởng về dự án

Tìm hiểu cơ sở dữ liệu Thư viện Tỉnh Nghệ An

2.3.2. Thiết kế dự án

2.3.2.1. Câu hỏi khái quát

Cơ sở dữ liệu thư viện Tỉnh Nghệ An được xây dựng như thế nào?

2.3.2.2.Câu hỏi bài học:

Xác định các đối tượng quản lí và thông tin lưu trữ cơ bản của bài toán quản lí thư viện?

2.3.2.3. Câu hỏi nội dung

Nhóm 2: Khảo sát thực tế để trả lời những câu hỏi sau:
- Nội quy của thư viện như thế nào?
- Giờ phục vụ (giờ cho mượn, giờ thu hồi)? Quy định mượn/trả sách? Quy ước một số sự cố (Sách bị cắt xén, sách trả quá hạn, làm mất sách) khi vi phạm nội quy thì xử lý như thế nào?
- Hoạt động mượn/trả sách cần phải có các loại phiếu, thẻ, sổ sách gì?
Nhóm 3:
- Phục vụ mượn đọc tại chỗ:
Người đọc: muốn mượn sách thì cần phải làm những thủ tục nào? Mỗi lần được mượn bao nhiêu quyển? khi mượn đọc xong, muốn trả lại và mượn sách khác thì phải làm sao?
+ Người thủ thư làm những nhiệm vụ gì?
- Phục vụ mượn về nhà:
Người đọc: muốn mượn sách thì cần phải làm những thủ tục nào? Mỗi lần được mượn bao nhiêu quyển? khi mượn đọc xong, muốn trả lại và mượn sách khác thì phải làm sao?
+ Người thủ thư làm những nhiệm vụ gì?
Nhóm 1:
Các em đã được tìm hiểu nội quy của thư viện ở trường phổ thông và một vài hoạt động quản lý của thư viện. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết: một thư viện cần quản lý những đối tượng nào? Mỗi đối tượng cần quản lý những thông tin gì? 

2.3.3. Thực hiện dự án

2.3.3.1.Thông tin chung

-Thời gian thực hiện từ ngày 29/08/2016 đến ngày 06/09/2016
-Địa điểm khảo sát thực tế: Thư viện Tỉnh Nghệ An
-Thành phần: Học sinh lớp 12D1 Trường THPT Hà Huy Tập
-Lớp được chia thành 3 nhóm thực hiện các nội dung câu hỏi trên
-Mỗi nhóm có 13 phút: báo cáo sản phẩm trong 8 phút + 5 phút trả lời các câu hỏi.

2.3.3.2.Thực hiện đề tài

  1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Việc theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm là rất quan trọng. Khi mô hình học được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ thành công của dự án sẽ cao hơn.
 
 
 
 
 
 
 Trước đó giáo viên đã lên Thư Viện liên hệ để nhờ cán bộ thư viện tạo điều kiện và lên lịch cụ thể cho các em. Trong tiết học trước giáo viên cũng đặt ra một số câu hỏi và tình huống thực tế để giúp các em một số kỹ năng sống cơ bản khi đi khảo sát thực tế. Theo ghi nhận của giáo viên thì cán bộ thư viện đã rất hài lòng với thái độ cũng như tinh thần làm việc của các em.
A2
  
Qua hình ảnh giáo viên có thể nắm bắt được tinh thần làm việc của các em cũng như số lượng thành viên nhóm đã đi khảo sát thực tế

 A3
 
  
Các em đã có những buổi khảo sát thực tế rất thú vị và bổ ích. Qua đây đã giúp các em phát huy các năng lực như: Năng lực tự học,  Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo,  Năng lực  giao tiếp, Năng lực  hợp tác, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,  Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Đặc biệt với những bạn được cử làm nhóm trưởng sẽ giúp cho các em biết cách tổ chức, sắp xếp công việc cũng như nguồn nhân lực (năng lực tự quản lý).
Buổi khảo sát thực tế đã góp phần đưa văn hóa đọc sách đến với các em. Sau khi hoàn thành dự án đã có rất nhiều học sinh lên thư viện Tỉnh đăng ký làm thẻ thư viện và trở thành bạn đọc thường xuyên của thư viện.

 
 
Hoạt động nhóm sẽ khó có thành công nếu không có sự đánh giá công bằng, khách quan. Qua đây cũng nhắc nhở các thành viên trong nhóm cố gắng hoàn thành tốt hơn phần công việc được giao.

 
Trước khi cho học sinh lên khảo sát thì giáo viên cũng phải đi tìm hiểu thực tế trước để có thể giúp đỡ, hỗ trợ và định hướng cho các em khi cần thiết. Mục đích cuối cùng là các em có thể tạo ra được sản phẩm mà không mất đi tính tự chủ và sáng tạo. Đồng thời qua đó các em cũng học hỏi, rèn luyện được những phẩm chất và kỹ năng sống cơ bản. Từ kiến thức trên sách vở, các em đã có được những trải nghiệm thú vị trong thực tế.
Tiết phân phối chương trình 4: Bài tập. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận để thống nhất và hoàn thành bài tập nhóm
 


 
Sau khi các nhóm đã hoàn thành sản phẩm, giáo viên đã yêu cầu các nhóm đưa lên Group để các thành viên trong nhóm góp ý hoàn thiện sản phẩm qua đây thể hiện được tính đoàn kết, tư duy sáng tạo tập thể của các em. Đồng thời giáo viên cũng nhắc nhở các em thuyết trình thử, kỹ năng thuyết trình cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần vào thành công của một sản phẩm.
 

 
 
 

 
Nếu hôm báo cáo không thể trình bày trên máy chiếu thì các em có thể dán các slide đã làm trên giấy Ao để trình bày. Các em đã dồn nhiều tâm huyết, công sức và thời gian để có thể hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên có những yếu tố khách quan có thể tác động làm ảnh hưởng đến thành quả cuối cùng. Việc lên các phương án đề phòng rủi ro cũng là một kỹ năng không thể thiếu với các em trong học tập cũng như trong cuộc sống. Mặc dù đã đốc thúc sát sao nhưng đến thời hạn hoàn thành nhưng vẫn còn 1 nhóm chưa thấy nộp báo cáo

 
 
 
 
b) Các nhóm trình bày báo cáo
Do có sự đốc thúc, theo dõi sát sao của giáo viên qua các hình ảnh và hoạt động trong quá trình các em tìm hiểu thực tế trên Group nên các em đã làm việc rất nghiêm túc, khoa học, nhờ đó các em đã làm chủ được kiến thức, tự chủ trong công việc, bên cạnh đó các em còn phải biết chọn lọc thông tin theo yêu cầu của dự án, bởi thế đại diện của các nhóm đã rất tự tin khi trình bày sản phẩm của mình cũng như trả lời các câu hỏi do giáo viên và các nhóm khác đưa ra. Các em đã trình bày vấn đề một cách rõ ràng và logic, thể hiện được tư duy sáng tạo và trí tuệ tập thể của nhóm.

22.3.3. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của người học

2.3.3.3.                  Sản phẩm của học sinh

2.3.3.4. Kết quả đánh giá của các nhóm

Sau khi hoàn thành tiết học, giáo viên cho các nhóm ở lại để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong nhóm và đánh giá giữa các nhóm với nhau.
Việc đánh giá công bằng và khách quan góp phần rèn luyện kỷ luật lao động, ý thức tập thể và động lực thúc đẩy các em trong công việc. Điều đó góp phần giúp các em thích nghi với xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra giáo viên còn cho các nhóm tự đánh giá lẫn nhau. Việc đánh giá dựa vào nội dung thuyết trình theo các thang điểm: Chưa đạt: 2 điểm, Trung bình: 3 điểm, Khá: 4 điểm, Tốt: 5 điểm, gồm các mặt sau:

2.3.4.  Đánh giá dự án

2.3.4.1.Quá trình thực hiện dự án

Các em đã làm việc nghiêm túc, khoa học và có tinh thần học hỏi cao. Các thành viên trong nhóm đoàn kết, biết chia sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc.
Nhóm trưởng đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Các em đã biết phân chia đúng người, đúng việc; biết cách quản lý và đốc thúc các thành viên nhóm mình hoàn thành công việc được giao

2.3.4.2. Sản phẩm của học sinh

Sản phẩm của các em đã trả lời đúng các câu hỏi mà giáo viên đưa ra đối với mỗi nhóm
Các em đã trình bày báo cáo trên Powerpoint. Bản báo cáo khoa học, có tính thẩm mỹ. Nó đã thể hiện được tinh thần làm việc nghiêm túc và sáng tạo của các em.

2.3.4.3.Phỏng vấn trực tiếp học sinh trong buổi báo cáo

Các báo cáo viên của mỗi nhóm đã rất mạnh dạn, tự tin và nắm rõ nội dung trình bày của nhóm mình. Các em đã trình bày và trả lời các câu hỏi của các nhóm và giáo viên chính xác, súc tích.
3 nhóm đã cử ra 3 bạn có kỹ năng thuyết trình rất tốt. Giọng nói các em có âm lượng vừa phải, khúc chiết, súc tích, biết nhấn mạnh những phần trọng tâm. Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, phong thái đĩnh đạc, tự nhiên và hài hước, vui nhộn.
 

 


Vinh, ngày 17 tháng 04 năm 2017
 
TÁC GIẢ
 
 
DƯƠNG THỊ HẠNH
 

 

 
 
 

Nguồn tin: Tổ Toán - Tin

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây