Đề cương ôn tập môn Lịch sử 11 - học kì I - năm học 2018-2019

Thành viên: NGUYỄN HOÀNG THU  |   Bài viết: 40 |  Thứ bảy - 01/12/2018 15:03
abc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11
 
I. Kiểm tra học kì I gồm các chương III (phần lịch sử TG cận đại), I, II (phần Lịch sử TG hiện đại)
Đề gồm 24 câu trắc nghiệm và 02 câu tự luận với 04 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). 06 điểm cho phần trắc nghiệm, 04 điểm cho phần tự luận.
II. Cụ thể:
- Nêu được:
   + Hoàn cảnh lịch sử đầu TK XIX đến đầu TK XX.
   + Những thành tựu của văn học, nghệ thuật đầu TK XIX đến đầu TK XX
- Phân tích tác dụng của những thành tựu đó đối với quá trình phát triển của nhân loại.
- Liên hệ với ngày nay để hiểu hơn về giá trị của những thành tựu
- Nêu được:
   + Hoàn cảnh lịch sử  bùng nổ cuộc  cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.
  + Diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga 1917
  + Hoàn cảnh lịch sử Liên Xô ban hành Chính sách kinh tế mới (NEP) và nội dung của chính sách.
  + Những sự kiện chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941)
- Giải thích được:
+ Năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 và cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 .
+ Sau 1917 có hai chính quyền song song tồn tại ở Nga.
- Phân tích:
 + Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
 + Tác dụng của Chính sách kinh tế mới (NEP)
- So sánh điểm giống và khác nhau của: các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, cách mạng Tháng Hai, cách mạng Tháng Mười Nga.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng VN
- Nhận xét về chính sách kinh tế mới (NEP). Liên hệ với Việt Nam trong thời kì đổi mới đất nước.
- Trình bày được :
+ Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một trật tự thế giới mới được hình thành theo hệ thống Hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn.
+ Nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
+ Quá trình lên cầm quyền và những chính sách phản động của chính phủ  Hit-le.
+ Tình hình nước Mĩ 1929 – 1939 và Nội dung cơ bản của chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản.
- Phân biệt được giải pháp  của các nước tư bản để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
- Hiểu được:
+ Bản chất của trật tự thế giới mới sau CTTG I
+ Bản chất của CNTB trong những năm 1918-1939, những mâu thuẫn trong lòng CNTB.
+ Khái niệm, bản chất của chủ nghĩa phát xít.
+ Hoàn cảnh đề ra chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.
-Giải thích được:
+ Lí do CNPX lên nắm quyền ở Đức
- Nhận xét tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đến quan hệ ngoại giao giữa các cường quốc tư bản
- Bài học rút ra:
+ Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước.
+ Từ sự phát triển của nước Đức 1929 – 1933 đối với việc bảo vệ hòa bình thế giới
+ Từ việc nước Mĩ thực hiện chính sách mới đối với công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay
 

Nguồn tin: Nhóm Lịch sử - Tổ Sử - Địa - GDCD:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây