Website Trường THPT Hà Huy Tập, Vinh, Nghệ An

http://thpthahuytap.vinhcity.edu.vn


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 12 BÀI SỐ 2- NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
TỔ VĂN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn Ngữ văn 12 THPT

NĂM HỌC: 2018-2019
BÀI VIẾT SỐ  2
(Học sinh làm bài ở nhà)
CHỦ ĐỀ:
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI( nghị luận về một hiện tượng đời sống)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Hiểu được văn bản nghị luận là một kiểu văn bản quan trọng và phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Văn bản nghị luận được dùng để trực tiếp trình bày, phát biểu các tư tưởng, quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, thái độ, lập trường, hành động nào đó, hoặc hướng tới giải quyết những vấn đề trong thực tế đời sống.
- Hiểu được, tuy là cùng dạng nghị luận xã hội, nhưng giữa bài  nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cũng có những điểm khác nhau.
2. Kĩ năng 
- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cơ bản về dạng nghị luận xã hội.
- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt trong các dạng bài làm văn.
- Biết vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
3. Thái độ
     - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
-> Năng lực hướng tới
  • Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý tư liệu để tạo lập văn bản.
  • Năng lực xây dựng cấu trúc dàn ý cho bài văn biểu cảm.
  • Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm cá nhân về cuộc sống hoặc về văn học.
  • Năng lực tạo lập văn bản. Năng lực giải quyết vấn đề.    
B. Cách thức tổ chức
1. Hình thức tổ chức: Kiểm tra ở nhà 
2. Thời gian:  
      C. Khung ma trận: 
 
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
Văn bản
(ngữ liệu trích trong văn bản ngoài sgk.)
Nhận diện được phong cách ngôn ngữ của văn bản. +Hiểu nội dung cơ bản của văn bản
+Xác định được các biện pháp tu từ và ý nghĩa của các biện pháp đó.
     
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1,0
10%
1
1,0
10%
0
0
0%
  2
2
20%
II. Làm văn
Phát biểu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
 
- Xác định đúng dạng đề và đề tài của bài viết. (Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người hoặc tác phẩm, đoạn trích nào?). - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng.
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
-Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận, có kết cấu 3 phần: Mở bài có giới thiệu vấn đề cần nghị luận; kết bài biết khái -quát vấn đề.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Viết bài nghị luận hoàn chỉnh.
- Trình bày ý kiến riêng, quan điểm suy nghĩ thái độ bản thân về hiện tượng đời sống cần bàn luận.
- Cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề NL
 
 
1.5
15%
 
1.5
15%
 
2
20%
 
3
30%
 
7
80%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
2,5
25%
3
2.5
25%
2
2,0
20%
3
3,0
30%
10
10,0
100%
 
 
D. Hệ thống câu hỏi/ Bài tập minh họa
Phần đọc hiểu (2,0 điểm)
Cho ngữ liệu trích trong văn bản ( ngoài SGK) hoặc ngữ liệu có nội dung viết về văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Câu 1. (1,0 đ) Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản
Câu 2. (1,0đ)                                                                                                     
+Xác định nội dung/chủ đề của ngữ liệu hoặc nội dung, ý nghĩa một câu văn cụ thể trong ngữ liệu.
+Xác định được các biện pháp tu từ và ý nghĩa của các biện pháp đó.
Phần làm văn (8,0 đ)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 
 

Nguồn tin: TỔ NGỮ VĂN:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây