Website Trường THPT Hà Huy Tập, Vinh, Nghệ An

http://thpthahuytap.vinhcity.edu.vn


MA TRẬN BÀI SỐ 3- NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2017-2018

Ngày soạn 25/10/2017
TIẾT 33(43)
BÀI VIẾT SỐ  3
Bài về nhà
CHỦ ĐỀ:  VĂN HỌC DÂN GIAN- VĂN TỰ SỰ (có yếu tố hư cấu)
  1. Mục tiêu cần đạt
  1. Về kiến thức
  •  Hoàn thiện kiến thức kỹ năng về dạng bài làm văn tự sự.
  • Củng cố kiến thức về thể loại, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ… để làm phần đọc hiểu
  1. Về kĩ năng
  • Rèn kĩ năng vận dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự
  • Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
  1. Về thái độ
Có ý thức tích lũy tư liệu, tập trung tự giác để hoàn thành nhiệm vụ
 
Năng lực hướng tới
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng tiếng Việt
     B. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Mức thấp Mức cao
- nhận biết nội dung, chủ đề, thể loại văn bản, biện pháp tu từ của văn bản đọc hiểu
- Xác định dạng đề: văn tự sự.
- Xác định đề tài cho bài viết.  
- Xác định phạm vi kiến thức kiến thức cần sử dụng.
 
- hiểu được hiệu quả của biện pháp tu từ, ý nghĩa của hình ảnh… trong văn bản đọc hiểu
- Lựa chọn và kết hợp các phương thức biểu đạt cho bài viết.
 
 
- Lập dàn ý.
- Chọn ý để triển khai thành đoạn văn hoàn chỉnh
- Viết đoạn văn mở bài /kết bài
- Viết bài văn tự sự hoàn chỉnh có yếu tố hư cấu
- Trình bày những cảm xúc riêng, rút ra bài học cho bản thân
 
Câu hỏi định tính, định lượng:
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài.
 
Bài tập thực hành
- trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản
- Viết bài văn tự sự có yếu tố hư cấu
                                                                                                                   
  C. Ma trận đề kiểm tra
                 Mức
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Mức thấp Mức cao
I. Đọc hiểu
Trích dẫn một đoạn văn bản ca dao. (ngoài SGK).
­ Nhận biết những thông tin chính của đoạn trích (phương thức biểu đạt, thể loại, thể thơ, chủ đề văn bản).
­
-Hiểu được hiệu quả của biện pháp tu từ trong văn bản.
- hiểu được ý nghĩa của hình ảnh, hình tượng nghệ thuật
- hiểu được ý nghĩa của câu/chi tiết nghệ thuật
-cảm nhận được nét đẹp tâm hồn của người lao động thể hiện trong bài ca dao
-Cảm nhận được cảm xúc nhân vật trong bài ca dao
   
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10%
1
1
10%
1
1
10%
  3
3,0
30%
II. Làm văn
Văn tự sự (có yếu tố hư cấu)
 
- Xác định đúng trọng tâm đề
- xác định đúng kiểu bài
 
- dự kiến được ý tưởng rõ ràng
- chọn được các sự việc tiêu biểu, sắp xếp sự việc, chi tiết có mối quan hệ chặt chẽ
 
 
 
- xây dựng cốt truyện mạch lạc qua các giai đoạn cơ bản: thắt nút, cao trào, mở nút.
- Hư cấu hợp lí
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
- Kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
 
- Vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự.
- Bài viết toát lên được thông điệp có ý nghĩa.
- Trình bày những cảm xúc riêng, đưa ra được quan điểm, chính kiến của bản thân.
 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 
1
10%
 
2
20%
 
2,0
20%
 
 
2,0
20%
 
1
7,0
70%
 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
 
2
20%
 
3
30%
 
3,0
30%
 
2,0
20%
4
10,0
100%
 
D. Hệ thống câu hỏi
I. Đọc hiểu:
        Văn bản ca dao
  1. Hỏi về phương thức biểu đạt/thể thơ/chủ đề
  2. Hỏi về hiệu quả của biện pháp tu từ/ý nghĩa hình ảnh/câu thơ
  3. Cảm nhận về tâm hồn tác giả/cảm xúc nhân vật
II. Làm văn
1.Nhập vai vào nhân vật trong văn bản tự sự đã học để kể lại câu chuyện đó hoặc phần mở rộng của câu chuyện.
2. Câu chuyện của một sự vật hiện tượng kể lại cuộc đời/ sự việc có liên quan tới con người.
3. sáng tác một truyện ngắn có ý nghĩa giáo dục đối với tuổi trẻ
 
……
 
 
 
 

Nguồn tin: TỔ NGỮ VĂN

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây