MA TRẬN BÀI KIỂM TRA SỐ 5- NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2018-2019
- Thứ sáu - 04/01/2019 20:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5
TIẾT 76-77 (khối A) . TIẾT 77-78 (khối A1) TIẾT 96-97( khối C,D)
NGỮ VĂN LỚP 11. NĂM HỌC 2018- 2019
CHỦ ĐỀ: Nghị luận xã hội.
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Hiểu được văn bản nghị luận là một kiểu văn bản quan trọng và phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Văn bản nghị luận được dùng để trực tiếp trình bày, phát biểu các tư tưởng, quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, thái độ, lập trường, hành động nào đó, hoặc hướng tới giải quyết những vấn đề trong thực tế đời sống.
2. Kĩ năng
- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cơ bản về dạng văn nghị luận xã hội.
- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt trong các dạng bài làm văn.
- Biết vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt để viết đoạn văn nghị luận xã hội.
3. Thái độ
- Giúp học sinh biết quan tâm đến những vấn đề xã hội đặt ra, từ đó có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn trước những vấn đề đó.
- Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trong văn hoá ứng xử để hoàn thiện nhân cách.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra
=> Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập văn bản.
- Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một đoạn làm văn.
- Năng lực trình bày nhận thức, suy nghĩ và quan điểm của người viết về những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống xã hội, con người. Biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau; biết phân tích để nhận ra đúng/ sai, phải/ trái, hay/ dở; biết phê phán cái sai, cái cũ kĩ, lạc hậu; biết ngợi ca, ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B. Cách thức tổ chức
1. Hình thức tổ chức: Tự luận, kiểm tra theo từng lớp.
2. Thời gian: 90 phút
C. Khung ma trận:
TIẾT 76-77 (khối A) . TIẾT 77-78 (khối A1) TIẾT 96-97( khối C,D)
NGỮ VĂN LỚP 11. NĂM HỌC 2018- 2019
CHỦ ĐỀ: Nghị luận xã hội.
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Hiểu được văn bản nghị luận là một kiểu văn bản quan trọng và phổ biến trong đời sống và trong học thuật. Văn bản nghị luận được dùng để trực tiếp trình bày, phát biểu các tư tưởng, quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề đặt ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, thái độ, lập trường, hành động nào đó, hoặc hướng tới giải quyết những vấn đề trong thực tế đời sống.
2. Kĩ năng
- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cơ bản về dạng văn nghị luận xã hội.
- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt trong các dạng bài làm văn.
- Biết vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt để viết đoạn văn nghị luận xã hội.
3. Thái độ
- Giúp học sinh biết quan tâm đến những vấn đề xã hội đặt ra, từ đó có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn trước những vấn đề đó.
- Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trong văn hoá ứng xử để hoàn thiện nhân cách.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra
=> Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập văn bản.
- Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một đoạn làm văn.
- Năng lực trình bày nhận thức, suy nghĩ và quan điểm của người viết về những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống xã hội, con người. Biết nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau; biết phân tích để nhận ra đúng/ sai, phải/ trái, hay/ dở; biết phê phán cái sai, cái cũ kĩ, lạc hậu; biết ngợi ca, ủng hộ cái đúng, cái tiến bộ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B. Cách thức tổ chức
1. Hình thức tổ chức: Tự luận, kiểm tra theo từng lớp.
2. Thời gian: 90 phút
C. Khung ma trận:
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Bậc thấp | Bậc cao | ||||
Chủ đề 1: Đọc hiểu (Một văn bản ngoài SGK) (3.0 điểm) |
- Nhận biết các kiến thức đọc hiểu VB: +Phương thức biểu đạt. +Phong cách ngôn ngữ. + Thao tác lập luận + Biện pháp tu từ. + Từ loại |
- Nêu nội dung chính của đoạn văn bản - Thông điệp của văn bản - Hiểu được giá trị của các phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, từ loại |
|||
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
1 1.0 10% |
2 2.0 20% |
3 3.0 30% |
||
Chủ đề 2: Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý (yêu cầu viết một bài văn) (7.0 điểm) |
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận xã hội. |
- Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm, hệ thống ý rõ ràng | - Bố cục sáng rõ, logic. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. - Vận dụng các phương thức biểu đạt cho đoạn văn nghị luận |
- Viết đoạn nghị luận hoàn chỉnh. - Trình bày ý kiến riêng, quan điểm suy nghĩ thái độ bản thân về vấn đề xã hội. |
|
Số câu Số điểm Tỷ lệ |
1.0 10% |
1.0 10% |
4.0 40% |
1.0 10% |
1 7.0 70% |
Tổng cộng Số câu Số điểm Tỷ lệ |
2.0 20% |
3.0 30% |
4.0 40% |
1.0 10% |
5 10 100% |