ĐỀ- ĐÁP ÁN KHẢO SÁT HỌC THÊM K2 NGỮ VĂN 10 NĂM 2019
- Thứ sáu - 17/05/2019 20:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP |
KÌ THI KHẢO SÁT HỌC THÊM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: Ngữ văn lớp 10 Thời gian: 120 phút |
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
(1)Cây thốt nốt là một trong những đặc trưng của vùng Bảy Núi, chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, An Giang. Giữa mênh mông nắng gió của cái vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, sự hiện hữu của cây thốt nốt như là một bất ngờ. Thốt nốt mọc tự nhiên hoặc thành khu rậm rạp như một vạt rừng. Có nơi, thốt nốt đứng thành hàng, xen lẫn vào cái xanh vàng bất tận của lúa. Cũng có khi, giữa quãng đồng trống vút lên ngọn thốt nốt cao vợi như nỗi cô đơn.
(2)Thân mọc thẳng, trơn, chiều cao trung bình cây trưởng thành lên tới 30m. Hoa và trái mọc ở ngọn cây. Thốt nốt chịu nắng giỏi, rễ cắm sâu, có thể sống trên các vùng đất cát pha. Hễ cây thốt nốt nào nhú được mầm lên khỏi mặt đất thì rễ cái đã ăn sâu xuống từ 2m trở lên. Chính vì vậy, trái thốt nốt khi đem trồng thì ít nhất 2 năm mới nhú mầm. Có lẽ do thân thốt nốt cao, lại chẳng có cành nhánh để tựa nương, nó phải tự chuẩn bị cho cuộc sinh tồn bằng cách bám sâu vào đất. Lại nữa, đa phần thốt nốt sống ở những vùng đất khô cằn, nếu rễ không đủ sâu để chạm tới mạch nguồn thì sự sống ấy không thể nào được xác lập. Đó là quy luật muôn đời của tạo vật.
(3)Có lẽ trên thế gian này ít có loài cây nào lại dâng hiến cả phần đời của mình cho con người trọn vẹn như cây thốt nốt. Nước thốt nốt dùng để làm đường, nấu rượu, làm nước màu hoặc uống trực tiếp giải khát. Trái thốt nốt đen bóng, chặt ra bên trong có 3 múi trắng tinh, ăn thơm ngon, dẻo dai hơn trái dừa nước. Đặc biệt, trái chính rất thơm, người dân nơi đây bào xơ của trái chín, lấy chất bột bào được, ủ men làm thành món bánh bò thốt nốt. Thân cây thốt nốt làm cột nhà, làm cầu, làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Lá thốt nốt khô rất đượm lửa, thường dùng để nấu đường hoặc đun bếp nấu ăn.
(4)Thật không ngoa khi đồng nhất hình ảnh cây thốt nốt Bảy Núi với người dân Khmer sinh sống nơi đây….
(Lược dẫn theo Những dòng suối ngược, Trương Chí Hùng, Báo Văn nghệ, số 14, ngày 6/4/2019)
Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn (1).
Câu 2. Theo tác giả, điều gì là quy luật muôn đời của tạo vật?
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu văn: Có lẽ trên thế gian này ít có loài cây nào lại dâng hiến cả phần đời của mình cho con người trọn vẹn như cây thốt nốt.
Câu 4. Tác giả cho rằng: Thật không ngoa khi đồng nhất hình ảnh cây thốt nốt Bảy Núi với người dân Khmer sinh sống nơi đây….
Nếu viết tiếp vào dấu ba chấm (…) ở đoạn (4), anh/chị sẽ viết như thế nào về tính cách người dân Khmer nơi đây?
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Theo anh/chị, điều cần thiết nhất cần phải tự chuẩn bị cho cuộc sinh tồn trong xã hội hiện nay là gì? (trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 chữ).
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2). Từ đó, anh/chị có nhận xét gì về tư tưởng nhân đạo được tác giả bộc lộ qua hình tượng Từ Hải?
---------------Hết---------------
SỞ GD-ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP |
ĐÁP ÁN KHẢO SÁT HỌC THÊM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: Ngữ văn lớp 10 Thời gian: 120 phút |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC – HIỂU | 3,0 | |
1. | Nội dung chính của đoạn (1): sự xuất hiện/ địa bàn phân bố/cách phân bố/nơi sống… của cây thốt nốt | 0,5 | |
2. | Theo tác giả, quy luật muôn đời của tạo vật là: (thốt nốt) - thân cao, chẳng có cành nhánh để tựa nương, nó phải tự chuẩn bị cho cuộc sinh tồn bằng cách bám sâu vào đất. - sống ở những vùng đất khô cằn, nếu rễ không đủ sâu để chạm tới mạch nguồn thì sự sống ấy không thể nào được xác lập. |
0,5 | |
3. | Biện pháp tu từ: nhân hóa ít có loài cây nào lại dâng hiến cả phần đời của mình Hiệu quả nghệ thuật: - Cách diễn đạt giàu hình ảnh: cây thốt nốt là vật vô tri trở thành một con người có tình nghĩa. - Cách diễn đạt giàu cảm xúc: tác giả thể hiện thái độ yêu quý, trân trọng cây thốt nốt như một con người. |
0,5 0,5 |
|
4. | Trong văn bản, tác giả viết về người Khmer: thường định cư ở những giồng đất cao, khô cằn, kém màu mỡ, quanh năm đầy nắng gió, mùa màng thất bát nhưng họ vẫn lạc quan, hài lòng với cuộc sống. Họ chắt chiu từng giọt nước nơi đáy giếng, hứng từng giọt mưa để tắm táp đồng khô, để sinh tồn trong sự hòa hợp với thiên nhiên khắc nghiệt. Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải nói được đại ý suy ra từ ý nghĩa biểu tượng của cây thốt nốt trong văn bản: kiên cường, chịu khó, chịu khổ, biết vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để tồn tại. |
1,0 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1. | Điều cần thiết nhất cần phải tự chuẩn bị cho cuộc sinh tồn trong xã hội hiện nay | 2.0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: điều cần thiết nhất cần phải tự chuẩn bị cho cuộc sinh tồn Mỗi thí sinh có thể có một quan niệm khác nhau về điều cần thiết nhất như: kiến thức, kĩ năng sống, bản lĩnh, sức khỏe, tiền bạc, công việc…. |
0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ: - Tự chuẩn bị cho cuộc sinh tồn là gì ? (tự mình chuẩn bị những điều cần thiết nhất cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mình). - Điều cần thiết nhất cần phải tự chuẩn bị là gì? - Vì sao đó là điều cần thiết nhất? - Bản thân đã làm gì cho điều cần thiết nhất? |
1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ | 0,25 | ||
2. | Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, tập 2). Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo được tác giả bộc lộ qua hình tượng Từ Hải. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo được tác giả bộc lộ qua hình tượng Từ Hải. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | |||
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều và vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
* Cảm nhận hình tượng Từ Hải - Đặc điểm hình tượng + Có tầm vóc của người anh hùng: lớn laơ, kì vĩ, phi thường, xuất hiện trong mối quan hệ với không gian vũ trụ. + Có chí khí anh hùng: rất mực tự tin hình dung ra tương lai rạng rỡ (mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất..) làm chủ tương lai, nắm chắc sự nghiệp trong tay kiếm của mình. + Có tấm lòng tri kỉ với Kiều: khẳng định Kiều là tâm phúc tương tri, khát vọng xây dựng sự nghiệp phi thường xứng với Kiều. - Nghệ thuật xây dựng hình tượng: + Sử dụng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa (từ ngữ, hình ảnh gợi không gian vũ trụ, giọng điệu trang trọng..) + Miêu tả qua ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật. |
1,75 1,0 |
||
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo được tác giả bộc lộ qua hình tượng Từ Hải. - Tác giả bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca chí khí phi thường của người anh hùng Từ Hải. - Từ đó, tác giả thể hiện ước mơ đầy lãng mạn về người anh hùng có những phẩm chất phi thường, đó cũng là ước mơ về tự do, công lí trong một xã hội đầy bất công, đen tối. Đây là tư tưởng nhân văn đẹp đẽ, nằm trong trào lưu tư tưởng nhân văn tiến bộ của thời đại Nguyễn Du. |
0, 5 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM: 10,0 |