Website Trường THPT Hà Huy Tập, Vinh, Nghệ An

http://thpthahuytap.vinhcity.edu.vn


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 HỌC KỲ II Năm học : 2017- 2018

                    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 HỌC KỲ II
                 Năm học : 2017- 2018
 
I. Phần lý thuyết :
 
Nội dung 1: NHẬT BẢN
- Xác định được vị trí địa lí, lãnh thổ của Nhật Bản.
- Phân tích được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản. Đánh giá được ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản.
- Nêu được đặc điểm dân cư, đánh giá được các thế mạnh của dân cư ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Chứng minh được Nhật Bản là 1 trong những cường quốc kinh tế của thế giới thể hiện trong các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- So sánh được sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, kinh tế của 4 vùng kinh tế gắn với 4 đảo của Nhật Bản.
Nội dung 2: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
- Xác định được vị trí địa lí, lãnh thổ . Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của  Trung Quốc.
- So sánh được sự khác nhau ( địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, thuận lợi, khó khăn ) của Miền Đông  và  Miền Tây.
- Trình bày được đặc điểm phát triển  của các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Qua bài học theo em Việt Nam học được kinh nghiệm gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
- Chứng minh được TQ – VN đã mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong tương lai để duy trì phát triển mối quan hệ láng giềng đó.
Nội dung 3: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á.
- Xác định được vị trí địa lí và lãnh thổ. Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của  ĐNÁ. Chứng minh được vị trí lãnh thổ ĐNÁ có ý nghĩa chiến lược địa – chính trị quan trọng.
- So sánh được điểm giống và khác nhau về đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và ĐNÁ biển đảo
- Phân tích được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu vực ĐNÁ.
- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội, đánh giá được ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế của ĐNÁ.
- Nêu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực ĐNÁ. Trình bày được đặc điểm phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Nắm được tên các thành viên, mục tiêu, cơ chế hợp tác của tổ chức ASEAN. Phân tích được thành tựu và thách thức của tổ chức này trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. So sánh được vị thế của tổ chức này so với các tổ chức khu vực khác trên thế giới. Trình bày được quá trình VN gia nhập tổ chức này. Phân tích được cơ hội và thách thức của VN trong quá trình gia nhập tổ chức này.
 
II. Phần rèn luyện kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát bản đồ, lược đồ để xác định vị trí lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên  của các quốc gia
- Phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê để khái quát đặc điểm về sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, khu vực.
- Nhận dạng được các dạng biểu đồ thích hợp. Có kỹ năng vẽ, nhận xét các dạng biểu đồ.
 
                                                             .. . .... HẾT......
 

Tác giả bài viết: NGUYỄN PHƯƠNG THÚY

Nguồn tin: Nhóm Địa lý -Tổ Tổng hợp:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây