Website Trường THPT Hà Huy Tập, Vinh, Nghệ An

http://thpthahuytap.vinhcity.edu.vn


Ma trận đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 10- Năm học 2018-2019

TIẾT 12 - MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ I
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
 
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức: Đánh giá kiến thức học sinh qua một số chương:
* Học sinh biết:
- Biết được nguồn gốc loài người, đặc điểm của vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.
- Những tiến bộ trong chế tạo công cụ lao động và cuộc sống của người tối cổ và người tinh khôn.
- Trình bày được các mốc thời gian con người tìm thấy và sử dụng công cụ kim loại..
- Trình bày được điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, thế chế chính trị và thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Nắm được tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các triều đại Tần – Hán, Đường, Minh, Thanh.
- Biết được các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
- Trình bày được sự ra đời của các quốc gia Ấn và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.
- Biết được sự thành lập, phát triển và suy vong của hai vương triểu phong kiến ngoại tộc của Ấn Độ là Đêli và Môgôn.
* Học sinh hiểu và vận dụng:
- Lý giải được vì sao việc tìm ra lửa, chế tạo ra cung tên lại lại một phát minh lớn của con người?
- So sánh điểm giống và khác giữa thị tộc và bộ lạc.
- So sánh được các tiêu chí giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Lý giải được vì sao văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây lại phát triển hơn văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Giải thích cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc lại thường diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Giải thích được một thành tựu văn hóa Trung Quốc có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây.
- Liên hệ ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.
- Phân tích những chính sách tích cực của vua A- cơ – ba có tác động như thế nào đối với đất nước Ấn Độ.
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đêli và vương triểu Môgôn.
- Lý giải vì sao Ấn Độ được xem như trung tâm văn minh nhân loại. Liên hệ những giá trị văn hóa của Ấn Độ vẫn gìn giữ và bảo tồn ở Việt Nam.
2. Thái độ, tình cảm: 
- Giúp học sinh tích cực và tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra.
3. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng tái hiện, ghi nhớ, liệt kê, trình bày sự kiện.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát để đi đến nhận định, đánh giá, liên hệ vận dụng vào thực tiễn về những kiến thứclịch sử Việt Nam.
4. Phát triển năng lực:
- Hình thành năng lực tư duy độc lập, thực hành bộ môn.
- Biết lập luận, liên hệ để giải quyết vấn đề, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
   + Tự luận và trắc nghiệm (50% TN, 50% TL): 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
   + Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
    Cấp độ
 
Tên
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu                     Vận dụng
 Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Xã hội nguyên thủy - Biết được nguồn gốc loài người, đặc điểm của vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.
- Những tiến bộ trong chế tạo công cụ lao động và cuộc sống của người tối cổ và người tinh khôn.
- Trình bày được các mốc thời gian con người tìm thấy và sử dụng công cụ kim loại..
- Lý giải được vì sao việc tìm ra lửa, lại là một phát minh lớn của con người?
- Giải thích được việc chế tạo ra cung tên là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo ra công cụ và vũ khí.
- So sánh điểm giống và khác giữa thị tộc và bộ lạc.
 
 
Số câu: 5
Số
điểm: 1,25
Tỉ lệ: 12,5%
2
 
0,5
  1
 
0,25
  2
 
0,5
     
2. Xã hội cổ đại
 
- Trình bày được điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế, thế chế chính trị và thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. - Lý giải được vì sao văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây lại phát triển hơn văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây. - So sánh được các tiêu chí giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
 
 
 
Số câu : 5
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ: 12,5%
2
 
 
0,5
  1
 
 
0,25
  2
 
 
0,5
     
3. Trung Quốc thời phong kiến
 
- Nắm được tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua các triều đại Tần – Hán, Đường, Minh, Thanh.
- Biết được các thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
- Giải thích được một thành tựu văn hóa Trung Quốc có sự ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây.
- Giải thích cuối mỗi triều đại phong kiến lại thường diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân
  - Liên hệ ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.
 
Số câu
 6 (1TL)
Số
điểm: 3,25
Tỉ lệ: 32,5%
2
 
 
0,5
1/2
 
 
1,0
1
 
 
0,25
1/2
 
 
1,0
 
 
    2
 
 
0,5
 
 
 
4. Ấn Độ thời phong kiến
 
 
 
 
- Trình bày được sự ra đời của các quốc gia Ấn và  văn hóa truyền thống của Ấn Độ.
- Biết được sự thành lập, phát triển và suy vong của hai vương triểu phong kiến ngoại tộc của Ấn Độ là Đêli và Môgôn.
- Phân tích những chính sách tích cực của vua A- cơ – ba có tác động như thế nào đối với đất nước Ấn Độ.
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa vương triều Hồi giáo Đêli và vương triểu Môgôn.
 
 
 
 
 
  - Lý giải vì sao Ấn Độ được xem như trung tâm văn minh nhân loại. Liên hệ những giá trị văn hóa của Ấn Độ vẫn gìn giữ và bảo tồn ở Việt Nam.
Số câu:6
(1TL)
Số
điểm: 4,25
Tỉ lệ: 42,5%
2
 
0,5
1/3
 
1,0
1
 
0,25
      2
 
0.5
2/3
 
2,0
Tổng số câu: 22
(2TL)
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
8TN + 2/3TL
 
 
 
4,0
   40%
4TN + 1/2TL
 
 
 
2,0
   20%
8TN+ 2/3TL
 
 
 
4,0
    40%
                                   
 
 

Nguồn tin: Nhóm Lịch sử - Tổ KHXH

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây