Website Trường THPT Hà Huy Tập, Vinh, Nghệ An

http://thpthahuytap.vinhcity.edu.vn


Đề cương ôn tập môn GDCD khối 12 - HKII năm học 2018-2019

 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD- HỌC KÌ II - Lớp 12
 Năm học 2018 - 2019
 
Câu 1:  Trình bày khái niệm, nội dung, ý nghĩa các quyền dân chủ của công dân.
Câu 2: Xác định được trách nhiệm của công dân đối với các quyền dân chủ trong thực tế . Phân biệt được việc làm đúng hoặc sai khi thực hiện các quyền dân chủ trong thực tế?
Câu 3: Nêu và xác định được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Câu 4: Làm rõ được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Xác định được và biết lựa chọn cách xử sự đúng  khi thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Câu 5: Trình bày và hiểu được nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh.
Câu 6: Xác định được và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp khi thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phát triển kinh tế,các vấn đề xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh.
Tình huống 1 :    Lân và Hùng tranh luận với nhau về ý nghĩa dân chủ ở các quốc gia.
- Lân : Theo tớ, ở đâu có đảm bảo dân chủ tốt hơn thì ở đó xã họi phát triển văn minh hơn và ngược lại
- Hùng : Còn theo tớ thì xã hội phát triển văn minh chưa chắc là xã hội dân chủ.
Hỏi : Em đồng ý với ý kiến của Lân hay Hùng ? Vì sao ?
Tình huống 2 :  Trên đường đi học về, Triều và Sơn trao đổi với nhau về cá trường cấm bầu cử và ừng cứ đối với những đối tượng vi phạm pháp luật.
- Triều : Sơn này, pháp luật hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của một số đối tượng là cần thiết, nhằm đảm bảo đạt được mục đích bầu cử và ứng cử - chọn người có tài có đức.
- Sơn : Theo tớ, việc quy đinhj như trên chính là biện pháp truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các đối tượng trên chứ không nhằm đạt được mục đích của bầu cử và ứng cử.
Hỏi : Theo em, ý kiển của ai đúng ? Vì sao ?
Tình huống 3 : Ông Thanh và ông Tính tranh luận với nhau về bầu cử.
         Ông Thanh cho rằng, việc quy định trong pháp luật mỗi cử tri một lá phiếu và các lá phiếu có giá trị ngang nhau là sự thể hiện của nguyên tắc dân chủ tiến bộ. Ông Tính thì lại cho rằng, các quy định của pháp luật như trên là không phù hợp vì nó khó đạt được mục đích của bầu cử - chọn người có tài có đức. Theo ông Tính, pháp luật cần quy định người có học thứ với bằng cấp cao hơn cần có nhiều phiếu bầy hơn, vì ý kiến của họ cần được đánh giá cao hơn thì mới phù hợp với mục đích bầu cử.
Hỏi : Theo em, ý kiến của ai đúng ? Vì sao ?
Tình huống 4:  Hoài nói với Thảo : Nói công dân có quyền học không hạn chế là không đúng đâu ! Hạn chế rõ ràng quá đi chứ. Chẳng hạn như tụi mình, sau khi học xong trung học phổ thông thì có đứa vào trường đại học, cao đẳng, có đứa chỉ vào trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, có đứa lại chẳng được học hành gì nữa mà phải đi lao động ngay.
 Hỏi :        Em có đồng ý với suy nghĩ của Hoài không ? Vì sao ?
Tình huống 5:
Một số bạn sau khi không thi đỗ vào đại học đã tỏ ra bi quan, chán nản và cho rằng họ không còn cơ hội học tập nữa, quyền học tập của họ thế là chấm dứt từ đây. Tần suy nghĩ, cách hiểu thế này có vẻ không đúng hay sao ấy ! Không học bây giờ thì khi khác vẫn có thể học được chứ, miễn là mỗi người đều phải cố gắng.
Hỏi : Theo hiểu biết của em, những người không thi đỗ vào đại học còn có quyền học tập nữa không ? Pháp luật nước ta có hạn chế quyền học tập của công dân không ?
Tình huống 6:  Anh Văn và chị Quế cưới nhau đã đưojc 5 năm. Đẫ từ lâu , chị Quế mong muốn được học tiếp ở bậc Cao học để có bằng thạc sĩ, nhưng do con nhỏ nên chưa có điều kiện để thực hiện. Đến nay, bé Trang đã được 4 tuổi, chị muốn đi học để thực hiện cho được ước mơ của mình. Chị đem chuyện này bàn với anh Văn – chồng chị, thì bị anh phản đối ngay : Phụ nữ tốt nghiệp đại học là đủ rồi, cần gì phải học thêm nữa ! Thuyết phục chông không được, chị Quế vẫn quyết tâm học ôn để chuẩn bị thi vào cao học.
Hỏi :         
 1. Chị Quế đã quyết tâm thực hiện quyền học tập của mình như thế nào ?
 2. Anh Văn có quyền ngăn cản chị Quế theo học ở bậc Cao học không ? Vì sao ?
Tình huống 8 :
Tuấn và Trọng bàn với nhau về chuyện học hành sau khi tốt nghiệp phổ thông.
- Tuấn : Tớ sẽ thi vào ngành Sinh học của Đại học Quốc gia Hà Nội, rồi sau này tớ sẽ cố gắng theo học đại học để trở thành tiến sĩ.
- Trọng : Còn tớ thì mơ ước ngắn thôi. Được học đại học đối với tớ là quá tốt rồi, học thêm làm gì nữa.
- Tuần : Nhưng cậu học giỏi mà. Sao không nghĩ đến chuyện học cao hơn ? Chúng mình có thể học suốt đời mà.
Hỏi : 1. Em có nhận xét gì qua cuộc trao đổi của Tuấn và Trọng ?
         2. Em mong muốn được thực hiện quyền học tập của mình như thế nào ?
 
 
Tình huống 9 :
Khi nói về vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước, nhiều người vẫn đặt câu hỏi : Nói đến phát triển bền vững của đất nước là nói đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sao lại có thể nói về vai trò của pháp luật ở đây nhỉ ?
Hỏi : Em có thể giải đáp được nỗi băn khoăn này không ?
Tình huống 10 :    Lan Anh hỏi Mai Anh :
- Nói pháp luật có vai trò góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước thì có thể hiểu được. Con nói pháp luật có vai trò để phát triển bền vững đất nước thì trừu tượng quá, mình không sao hiểu được !
 
 

Nguồn tin: Nhóm GDCD - tổ Tổng hợp:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây