Viếng lăng Bác những ngày đầu xuân Mậu Tuất
- Thứ hai - 26/02/2018 10:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhân dịp đầu xuân năm mới Mậu Tuất 2018, sáng ngày 25/2/2018, trường THPT Hà Huy Tập - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự lễ đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhà trường có thầy Hoàng Minh Lương (Hiệu trưởng nhà trường), thầy Nguyễn Hoàng (nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục), thầy Nguyễn Trọng Bé (Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục), thầy Trần Nghĩa Công (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cùng 52 cán bộ giáo viên của trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
Trước lăng Bác, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong không khí trang nghiêm, tập thể CBGV nhà trường đã thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ, Anh hùng giải phóng dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Sau khi vào lăng viếng Bác, đoàn đã chụp ảnh lưu niệm:
Buổi chiều cùng ngày, đoàn đã tiếp tục tìm hiểu cuộc đời sống và làm việc của Bác tại khu tưởng niệm K9 Đá Chông - huyện ba Vì - Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây, cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông. Tháng 5 năm 1957, trong một lần kiểm tra Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, thấy nơi đây phong cảnh "Sơn thủy, hữu tình", thuận lợi về giao thông, Bác đã chọn nơi này làm khu căn cứ của Trung ương. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ. Trong những năm 1960 - 1969, tại nơi này, Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã có lần họp bàn, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp 2 đoàn khách quốc tế (ngày 13/3/1961 tiếp Bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân cố Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai và ngày 23/2/1962 tiếp Anh hùng vũ trụ Liên Xô Giéc man Ti tốp) và nhiều lần Bác lên nghỉ tại đây. Khi Bác Hồ qua đời ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn khu căn cứ Đá Chông, bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác. Khu di tích Đá Chông còn gọi là K84, trước đây gọi là K9. Khi Bác của chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, nơi đầu tiên ướp bảo quản thi hài Bác là Viện quân y 108, cơ sở đó gọi là K75 A. Hội trường Ba Đình nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 9/9/1969 gọi là K75 B. Tới khi đưa Bác lên yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông thì gọi là K84 (tức là K75 + K9 = K84), đây là địa điểm tốt, có phong cảnh đẹp, giao thông thuận tiện, có sông Đà chảy qua, khí hậu trong lành, yên tĩnh, đất đai rộng, kín đáo, nhiều cây che phủ, dân xung quanh thưa thớt (trước đây), có điều kiện giữ gìn bí mật, thuận tiện cho tăng gia sản xuất để nuôi bộ đội.
Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
Trước lăng Bác, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong không khí trang nghiêm, tập thể CBGV nhà trường đã thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ, Anh hùng giải phóng dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Sau khi vào lăng viếng Bác, đoàn đã chụp ảnh lưu niệm:
Buổi chiều cùng ngày, đoàn đã tiếp tục tìm hiểu cuộc đời sống và làm việc của Bác tại khu tưởng niệm K9 Đá Chông - huyện ba Vì - Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây, cách thị xã Sơn Tây về phía Tây khoảng 25 km. Diện tích rộng 234 ha, phần lớn là đồi rừng, có 2 hồ rộng. Nơi đây có nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông, ngọn mác như mọc ở dưới đất lên, có thể vì thế mà nhân dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông. Tháng 5 năm 1957, trong một lần kiểm tra Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà, thấy nơi đây phong cảnh "Sơn thủy, hữu tình", thuận lợi về giao thông, Bác đã chọn nơi này làm khu căn cứ của Trung ương. Khu căn cứ có 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí lãnh đạo nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ. Trong những năm 1960 - 1969, tại nơi này, Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã có lần họp bàn, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp 2 đoàn khách quốc tế (ngày 13/3/1961 tiếp Bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân cố Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai và ngày 23/2/1962 tiếp Anh hùng vũ trụ Liên Xô Giéc man Ti tốp) và nhiều lần Bác lên nghỉ tại đây. Khi Bác Hồ qua đời ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn khu căn cứ Đá Chông, bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác. Khu di tích Đá Chông còn gọi là K84, trước đây gọi là K9. Khi Bác của chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, nơi đầu tiên ướp bảo quản thi hài Bác là Viện quân y 108, cơ sở đó gọi là K75 A. Hội trường Ba Đình nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 9/9/1969 gọi là K75 B. Tới khi đưa Bác lên yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông thì gọi là K84 (tức là K75 + K9 = K84), đây là địa điểm tốt, có phong cảnh đẹp, giao thông thuận tiện, có sông Đà chảy qua, khí hậu trong lành, yên tĩnh, đất đai rộng, kín đáo, nhiều cây che phủ, dân xung quanh thưa thớt (trước đây), có điều kiện giữ gìn bí mật, thuận tiện cho tăng gia sản xuất để nuôi bộ đội.