Đề cương ôn tập học kì 2 - Môn Sinh học 12

Thành viên: Nguyễn An  |   Bài viết: 52 |  Thứ năm - 11/04/2019 22:33
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
              NHÓM SINH HỌC
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II; MÔN SINH KHỐI 12
NĂN HỌC 2018 - 2019
 
I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm và phân loại MT
2. Các nhân tố sinh thái
3. Giới hạn sinh thái
4. Ổ sinh thái
II. QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Khái niệm
2. Quan hệ giữa các cá thể trong QT SV
- Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ cạnh tranh
3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
- Tỉ lệ giới tính
- Nhóm tuổi
- Sự phân bố cá thể của QT
- Mật độ cá thể của QT
- Kích thước của QT SV
- Tăng trưởng của QT
- Biến động số lượng cá thể
III. QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Khái niệm về quần xã SV
2.Một số số đặc trưng cơ bản của quần xã.
-  Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
-  Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
- Các mối quan hệ sinh thái    
-  Hiện tượng khống chế sinh học
4.  Diễn thế sinh thái :
-  Khái niệm về diễn thế sinh thái
- Các loại diễn thế sinh thái
-  Nguyên nhân gây ra diễn thế
- Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
IV. HỆ SINH THÁI
1. Khái niệm hệ sinh thái
2. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất
3. Trao đổi vật chất trong quần xã SV
4. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển:
- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
- Một số chu trình sinh địa hoá
- Sinh quyển: -Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
                      - Hiệu suất sinh thái
                      - Quản lí và sử dụng bền vững TNTN
 
 
 
 
NỘI DUNG CHI TIẾT:
I. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm và phân loại MT
 a. Khái niệm
             MT sống của SV bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh SV, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới SV;  làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của SV.
b. Có 04 loại MT là : MT trên cạn, MT nước, MT đất, MT SV.
2. Các nhân tố sinh thái
            Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố MT có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống SV.
a. Nhân tố sinh thái vô sinh: khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình,....
b. Nhân tố hữu sinh : vi SV, nấm, ĐV, TV và con người.
3. Giới hạn sinh thái
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó SV có thể tồn tại và phát triển.
- Khoảng thuận lợi : là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho SV sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu : khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của SV.
 4. Ổ sinh thái
Ổ sinh thái của một loài là “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của MT nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển dài lâu.
- Nơi ở: là nơi cư trú của một loài.
II. QUẦN THỂ SINH VẬT
1. QT SV:  Là tập hợp các cá thể cùng trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành QT SV.
            Các cá thể phát tán " MT mới " CLTN tác động " Những cá thể thích nghi " QT.
3. Quan hệ giữa các cá thể trong QT SV
- Quan hệ hỗ trợ:Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn,…
- VD.   + Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông.
            + Chó rừng thường quần tụ từng đàn.
- Ý nghĩa: Giúp QT tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản.
 - Quan hệ cạnh tranh: Các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.
- Ý nghĩa:        + Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong QT
            + Đảm bảo và thúc đẩy QT phát triển.
4. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
a. Tỉ lệ giới tính (đặc trưng quan trọng nhất).
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong QT.
- Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : MT sống, mùa sinh sản, sinh lý...
- Tỉ lệ giới tính của QT là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của QT trong điều kiện MT thay đổi.
b. Nhóm tuổi
- Có nhiều cách phân chia :
1. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản
2. Tuổi sinh lý là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong QT.
3. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
4. Tuổi QT là tuổi bình quân của các cá thể trong QT.
5. Sự phân bố cá thể của QT
            Có 3 kiểu phân bố với ý nghĩa cụ thể như sau:
            + Phân bố theo nhóm : Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của MT.          
            + Phân bố đồng điều : Làm  giảm mức độ canh tranh giữa các cá thể trong QT.
            + Phân bố ngẫu nhiên : SV tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong MT.
6. Mật độ cá thể của QT
Mật độ cá thể của QT là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của QT.Mật độ cá thể của QT có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong MT, tới khả năng sinh sản và tử vong của các cá thể.
7. Kích thước của QT SV
a. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
Kích thước của của QT là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của QT. Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con.
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển
- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà QT có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của MT
b. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước củaQT SV
-  Mức độ sinh sản của QT Là số lượng cá thể của QT được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian.
-  Mức tử vong của QT Là số lượng cá thể của QT bị chết  trong 1 đơn vị thời gian.
- Phát tán cá thể của QT Phát tán là sự xuất cư và nhập cư.
- Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏQT  đến nơi sống mới.
- Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài QT  chuyển tới sống trong QT.
8. Tăng trưởng của QT
- Điều kiện MT thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J)
- Điều kiện MT không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng của QT giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S)
 *Tăng trưởng của QT người
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử
- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng MT giảm sút à ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
9. Biến động số lượng cá thể
Biến động số lượng cá thể của QT là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể.
-  Biến động theo chu kì Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện MT.
-  Biến động số lượng không theo chu kì Là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của MT tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.
-  Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của QT
+ Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh (khí hậu, thổ nhưỡng)
+ Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn,kẻ thù ăn thịt)
-  Sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT QT sống trong MT xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc làm tăng số lượng cá thể của QT.
- Trạng thái cân bằng của QT Trạng thái cân bằng của QT là trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của MT.
Chương II: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Khái niệm về quần xã SV:
            Quần xã SV là một tập hợp các QT SV thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
            - Các SV trong quần xã gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
II. Một số số đặc trưng cơ bản của quần xã.
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã.
Thể hiện qua:
- Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
-  Loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Loài ưu thế là những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
            Có 2 kiểu phân bố: Phân bố theo chiều thẳng đứng, phân bố theo chiều ngang. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài giúp giảm bớt mức độ cạnh tranh, tận dụng nguồn sống.
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
1. Các mối quan hệ sinh thái             (Nghiên cứu  bảng 40 SGK)
            - Quan hệ hỗ trợ : đem lại lợi ích hoặc ít nhất  không có hại cho các loài khác. Gồm các mối quan hệ: Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
            - Quan hệ đối kháng : quan hệ giữa một bên là loài được lợi và bên kia là loài bị hại, gồm các mối quan hệ : Cạnh tranh, ký sinh, ức chế - cảm nhiễm, SV này ăn SV khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học
             Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định không tăng quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
IV. Diễn thế sinh thái :
1.  Khái niệm về diễn thế sinh thái
            Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của MT.
2. Các loại diễn thế sinh thái
a. Diễn thế nguyên sinh
            Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ MT chưa có SV.
            - Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau:
                        + Giai đoạn tiên phong : Hình thành quần xã tiên phong
                        + Giai đoạn giữa : Hiai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã thay đổi tuần tự
                        + Giai đoạn cuối : Hình thành quần xã ổn định.
b. Diễn thế thứ sinh
            Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở MT đã có một quần xã SV sống.
            - Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau:
                        + Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định
                        + Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
                        + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái.
3.  Nguyên nhân gây ra diễn thế
- Nguyên nhân bên ngoài : Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
- Nguyên nhân bên trong : sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã.
4. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
 Giúp:  - Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
            - Khắc phục những biến đổi bất lợi của MT.
 
CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BÀO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm quần xã SV và sinh cảnh của quần xã. VD. Hệ sinh thái ao, hồ, đồng ruộng...
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các SV luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh.
HST gồm có 2 thành phần :
-  Thành phần vô sinh (sinh cảnh):  Các yếu tố khí hậu, Các yếu tố thổ nhưỡng, Nước và xác SV trong MT
-  Thành phần hữu sinh (quần xã SV) : SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân giải
II. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất
Gồm hệ sinh thái tự  nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
1. Hệ sinh thái tự nhiên           Hệ sinh thái trên cạn
                                                Hệ sinh thái dưới nước          Hệ sinh thái nước ngọt
                                                                                               Hệ sinh thái nước mặn.           
2. Hệ sinh thái nhân tạo:
            Hệ sinh thái nhân tạo đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải biết sử dụng và cải tạo1 cách hợp lí.
            Hệ sinh thái nhân tạo con người có bổ sung 1 số yếu tố để hệ sinh thái tồn tại, phát triển.
III. Trao đổi vật chất trong quần xã SV
1. Chuỗi thức ăn
            - Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.
            - Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
            - Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:
            + Chuỗi thức ăn gồm các SV tự dưỡng, sau đến là ĐV ăn SV tự dưỡng và tiếp nữa là ĐV ăn ĐV.  VD. Ngô → chuột → cú mèo → VSV .
            + Chuỗi thức ăn gồm các SV phân giải mùn bã hữu cơ, sau đến các loài ĐV ăn SV phân giải và tiếp nữa là các ĐV ăn ĐV.           VD. Giun đất → lươn → cá quả → VSV.
2. Lưới thức ăn
            - Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
            - Quần xã SV càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
            Tập hợp các loài SV có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
            - Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
                        + Bậc dinh dưỡng cấp 1 (SV sản xuất, SV phân giải)
                        + Bậc dinh dưỡng cấp 2 (SV tiêu thụ bậc 1)
                        + Bậc dinh dưỡng cấp 3 (SV tiêu thụ bậc 2)
                        …………………………………………………
4.  Tháp sinh thái
            Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
            - Ý nghĩa :  Để xem xét mức độ dinh dưỡng ở từng bậc dinh dưỡng và toàn bộ quần xã.
             - Có ba loại tháp sinh thái : tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng (chính xác nhất).
IV. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển:
1. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa
            Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
            - Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.    
2. Một số chu trình sinh địa hoá
 
 
 
 
 
 
                  O2, CO2, H2O,...                                        SV tự dưỡng
           (trong MT)                                                      
 
                        SV phân giải
 

           
                                                                                    Hợp chất hữu cơ
                        SV dị dưỡng               (Protêin,gluxit,lipit)    
-  Chu trình cacbon
-  Chu trình nitơ
- Chu trình nước
3. Sinh quyển
  -   Khái niệm sinh quyển Sinh quyển là toàn bộ SV sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất.
  -  Các khu sinh học trong sinh quyển Tập hợp các hệ sinh thái tương tự nhau về địa lý, khí hậu và SV làm thành khu sinh học (biôm). Có 3 khu sinh học chủ yếu:
            - Khu sinh học trên cạn: đồng rêu đới lạnh, rừng thông phương Bắc, rừng rụng lá ôn đới,…
            - khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (đầm, hồ, ao,..)và khu nước chảy (sông suối).
            - Khu sinh học biển:
                           + Theo chiều thẳng đứng: SV nổi, ĐV đáy,..
                           + Theo chiều ngang: vùng ven bờ và vùng khơi.
V. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất.
- SV sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy(50% bức xạ) cho quang hợp.
- Quang hợp chỉ sử dụng  khoảng 0,2-0,5% tổng lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh dưỡng, tới MT. Vật chất được trao đổi qua chu trình sinh địa hóa.
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn  thì năng lượng càng giảm (theo quy luật hình tháp sinh thái)
3. Hiệu suất sinh thái
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được khoảng 10% so với bậc trước liền kề.
                        + 70% mất do hô hấp, tạo nhiệt;          + 10% mất qua chất thải, rơi rụng.
           
 
 

Nguồn tin: Nhóm Sinh học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây