ĐỀ MINH HỌA THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN 2018- SỐ 2

Thành viên: Bùi Thị Thi Thơ  |   Bài viết: 63 |  Thứ ba - 20/03/2018 14:59
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP    KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018
 
 
 
 
      ĐỀ THI THAM KHẢO                                        MÔN : NGỮ VĂN.
                                                              Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 
                                                                      (Đề thi có 01 trang, gồm 02 phần)
 
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
            Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lí do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài ra, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm công việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác đến công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ thú vị.
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết đăng trên Facebook của tổ chức cộng đồng Volunteer For Education, 07/01/2015)
Câu 1 (0,5): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2 (0,5):  Nêu ngắn gọn ý nghĩa của câu hỏi tu từ “Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không?”
Câu 3 (1,0): Anh / chị hiểu thế nào về câu văn: “Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm”
Câu 4 (1,0) Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh /chị? Vì sao?
 
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1(2 điểm): Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ
 Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về số phận và phẩm chất của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ Văn 12 tập 2, NXB GD). Từ đó liên hệ đến nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, NXB GD) để thấy được nét riêng của các nhà văn khi miêu tả số phận người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
…………………..HẾT……………….
         - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
         - Giám thị không giải thích gì thêm
 
                                  
 
       III.   HƯỚNG DẪN CHẤM
 
1. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo kiến thức và khả năng tạo lập văn bản.
- Chủ động, vận dụng linh hoạt
Hướng dẫn chấm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì giám khảo vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm
- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, giàu chất văn , có lối tư duy phản biện; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
2. Hướng dẫn cụ thể
Câu                              Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm
Phần I Đọc-hiểu)
 
 
 
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: Nghị luận
Câu 2: Ý nghĩa của câu hỏi tu từ:
Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không?
-Câu hỏi nhằm nhắc nhở, động viên, khích lệ mỗi người hãy tự dịch chuyển, chủ động thực hiện hành trình trải nghiệm, để bản thân có thể vươn cao, vươn xa hơn trong cuộc đời.
Câu 3: Hiểu về câu nói: “ Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm”?
Vùng an toàn là khoảng đời sống gần gũi, quen thuộc, là những gì đã biết, thuận lợi, đảm bảo cho sự yên ổn của mỗi người. Thoát khỏi vùng an toàn là đến những môi trường mới, gặp những con người mới, dám nghĩ và làm những điều khác, so với những gì ta đã biết, đã quen. Vì thế, thoát khỏi vùng an toàn chính là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm.
Câu 4:
- Học sinh có thể lựa chọn thông điệp về chủ động và sẵn sàng trải nghiệm; thoát ra khỏi vùng an toàn; thử làm những điều mới mẻ...
- Học sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với mình. ( Học sinh có thể rút ra được thông điệp khác hợp lý vẫn được chấp nhận
3.0
điểm
0, 5
điểm
 
0,5 điểm
 
 
 
 
 
 
1,0
điểm
 
 
 
 
 
 
1,0 điểm
 
 
Phần 2
 
 
 
Câu 1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu 2
 
 
 
 
Câu 1
1.Về hình thức và kĩ năng
   Thí sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội. Lập luận chặt chẽ.
  1. Nội dung:
* Giải thích: Trải nghiệm: là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm
 
  * Phân tích, bàn luận:
  • Trải nghiệm có vai trò quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ:
+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết, vốn sống và kinh nghiệm thực tế
+ Trải nghiệm giúp người trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.
+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá chính mình, để có lựa chọn đường đời đúng đắn.
+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ vượt qua những trở ngại, khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí, dẫn đến thành công.
Mở rộng vấn đề:
- Trải nghiệm là hoạt động là hoạt động cần thiết của mỗi con người, đặc biệt là tuổi trẻ. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống hữu ích.
- Thực tế nhiều bạn trẻ chưa coi trọng trải nghiệm để bản thân trưởng thành.
+ Coi nặng việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống.
+ Một số khác đắm chìm trong thế giới ảo
+ Một số bạn trẻ rơi vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn...
* Bài học nhận thức và hành động:
-Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực, để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng, sống đẹp.
 
Câu 2:
  1. Về hình thức và kĩ năng
   Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: cảm nhận và so sánh, đánh giá nội dung tư tưởng tình cảm, cảm xúc, cách nhìn nhận, quan điểm hiện thực, nghệ thuật xây dựng nhân vật riêng của tác giả.
   2. Về nội dung
a) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
 
b) Cảm nhận về nhân vật Tràng:
- Số phận:
+ Tràng là người lao động nghèo khó, dân ngụ cư, làm nghề cửu vạn, xấu trai, thô kệch, có nguy cơ ế vợ, có người mẹ già đau ốm...
 + Sống trong nạn đói thê thảm năm Ất Dậu do chế độ thuế khóa nặng nề của phong kiến, thực dân, phát xít, bị rơi vào cảnh khốn cùng vì cái đói bủa vây, đe dọa, có thể lấy đi tính mạng bất cứ lúc nào.
 + Tràng nhặt được vợ nhưng phải cân nhắc đắn đo giữa hạnh phúc và cái chết cận kề vì đói. Mâm cơm lễ đón dâu phải ăn thức ăn của súc vật trong tủi nhục.
-Phẩm chất:
+ Tràng là người lao động lương thiện, nhân hậu, sống nghĩa tình, cần cù, chịu thương chịu khó. Đón nhận người vợ nhặt lúc này cũng chính là sự cưu mang, yêu thương đùm bọc người cùng cảnh ngộ.
+ Khao khát hạnh phúc mái ấm gia đình, khao khát tình yêu ( mặt phớn phở, tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh)
+ Có niềm tin, niềm lạc quan vào tương lai. Tràng bị nạn đói dồn đẩy đến vực thẳm của cái chết nhưng vẫn khát vọng mái ấm, anh đã xây hạnh phúc trên nền thảm đạm của chết chóc mà vẫn hi vọng được đổi đời (thấy yêu thương, gắn bó ngôi nhà của mình, thấy có trách nhiệm và bổn phận với vợ con sau này, ám ảnh mãi với hình ảnh đoàn người đói cầm cờ đỏ sao vàng đi trên đê sộp).
-Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật mộc mạc, chất phác của người nông thôn
+ Ít thể hiện về ngoại hình, lời nói mà tập trung thể hiện tính cách, phẩm chất, tâm lý nhân vật.
+ Tạo tình huống độc đáo (nhặt được vợ) để bộc lộ tính cách, phẩm chất
của nhân vật Tràng.
+ Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên.
-Nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:
+ Qua số phận và phẩm chất của nhân vật Tràng nhà văn Kim Lân muốn phản ánh hiện thực tăm tối, thê thảm của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám và ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn nhân vật: nhân hậu, khao khát hạnh phúc, yêu thương, lạc quan tin vào cuộc sống tương lai dù đứng bên bờ vực cái chết.
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Kim Lân.
* Liên hệ với nhân vật Chí Phèo để thấy nét riêng của các nhà văn khi miêu tả số phận người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
- Số phận:
+ Chí Phèo sinh ra là đứa con hoang, bị bỏ rơi, lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến bị ghen oan và bắt bỏ tù.
+ Bị nhà tù tước đoạt nhân hình, nhân tính, biến thành quỹ dữ.
+ Ra tù muốn hoàn lương nhưng bị cả xã hội xa lánh, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người.
+ Bế tắc cùng quẫn dẫn đến giết Bá Kiến và tự sát, chết tức tưởi, quằn quại trên con đường hoàn lương.
    -Phẩm chất:
+ Vốn hiền lành, lương thiện, chất phác, cần cù lao động, chịu thương chịu khó.
+ Khao khát tình yêu và hạnh phúc gia đình
+ Khao khát hoàn lương, hướng thiện
- Điểm chung khi miêu tả về số phận của người nông dân của hai nhà văn:
+ Cùng viết về đề tài người nông và khắc họa cảnh ngộ và số phận khốn cùng của người dân nghèo trong xã hội cũ.
    ++ Chí Phèo số phận bế tắc, cùng quẫn dẫn đến tự sát, tìm đến cái chết
    ++ Tràng số phận khốn cùng bởi cái đói do sưu cao thuế nặng, bị rẻ rúng, phải sống kiếp con vật, ăn thức ăn của súc vật “chè khoán”
+ Hai nhà văn đều phản ánh mâu thuẫn, xung đột cơ bản của xã hội đương thời:
    ++ Chí Phèo: Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ
    ++  Vợ nhặt: Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân, phát xít
Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
+ Hai nhà văn đều phát hiện và trân trọng, nâng niu những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: hiền lành, lương thiện, cần cù, chịu thương, chịu khó, khao khát tình yêu, hạnh phúc về mái ấm gia đình, lạc quan, hi vọng vào tương lai ( Chí từng mơ ước có người vợ, ngôi nhà, nuôi lợn)
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật của cả hai nhà văn đều ít miêu tả lời nói, phác họa vài nét ngoại hình, chỉ chú trọng miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
-Nét riêng của các nhà văn khi miêu tả số phận người dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám:
+ Nam Cao đi sâu vào bi kịch của người nông dân bị lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Kim Lân lại tập trung miêu tả số phận khốn cùng của người nông dân trong nạn đói.
+ Cảm quan hiện thực của Nam Cao khi kết thúc tác phẩm đã miêu tả số phận của người nông dân bằng bi kịch bế tắc, cùng quẫn, không lối thoát của Chí. Còn Kim Lân lại mở ra một tương lai đầy hi vọng và ánh sáng, mở ra con đường sống cho người nông dân. Cả hai cảm quan hiện thực này đều phù hợp thực tế khách quan của  từng giai đoạn lịch sử.
+ Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện cái nhìn bằng đôi mắt tình thương, phê phán tố cáo xã hội lưu manh hóa người dân và chú trọng bi kịch tinh thần, phản ánh sự phản kháng của người dân quyết liệt nhưng đơn độc, bế tắc. Còn Kim Lân phản ánh hiện thực bi thảm tăm tối và số phận bi thảm của người dân, của xã hội Việt Nam trong nạn đói, chú trọng ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người dân, phát hiện ra khả năng cách mạng và con đường sống cho người dân là đi theo cách mạng.
c. Kết bài: Đánh giá, khẳng định lại số phận và phẩm chất của người dân trước cách mạng tháng Tám, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo qua hai nhân vật.
                                                         ---------------Hết------------------
 
 
7.0
điểm
 
 
2.0 điểm
 
0,25
điểm
 
 1.5
điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(0,25
điểm)
 
 
 
 
5.0 điểm
 
 
 
 
 
0.25
điểm
 
3.0điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.5điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25 điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn tin: GV: Hoàng Thị Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Các tin khác

  •   DANH MỤC CHÍNH
  •   LIÊN KẾT WEBSITE
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây